Cậu bé tức giận xách vali bỏ nhà đi, không quên dắt theo em gái sau khi bị mẹ từ chối cho ăn kẹo
Khi nuôi dạy con cái, một trong những thách thức lớn của cha mẹ đó là phải đối mặt với cơn tức giận của trẻ. Đặc biệt, trong những giai đoạn trẻ bị khủng hoảng, chúng rất dễ bùng phát cơn thịnh hộ. Chính vì thế, việc cha mẹ xử lý phù hợp vào lúc này rất quan trọng, nếu làm sai có thể trẻ không nhận ra bài học cho bản thân và gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Mới đây, một người mẹ đăng tải một đoạn video về phản ứng của con trai mình sau khi cô từ chối cho kẹo cậu bé trong bữa sáng.
Trong video, người mẹ ghi lại cảnh con trai ngang ngược rời khỏi nhà, một tay đẩy em gái đang nằm trong xe đẩy, tay kia kéo vali đi.
Cậu bé tức giận xách vali bỏ nhà đi, không quên dắt theo em gái sau khi bị mẹ từ chối cho ăn kẹo
Trong video có thể thấy cậu bé mặc trang phục mùa đông với áo khoác đen và mũ len màu xanh, kèm theo chú gấu nhồi bông và em gái đang nằm trong xe đẩy.
Người mẹ hài hước chú thích trong video rằng: “Con trai tôi đã bỏ nhà đi cùng em gái sau khi tôi không cho nó ăn kẹo vào bữa sáng“.
Cậu bé tức giận bỏ đi vì không được mẹ cho kẹo.
Đoạn video này thu hút hơn 9 triệu lượt xem, 740 nghìn lượt thích và 3.000 bình luận. Trong đó, cư dân mạng trêu đùa cậu bé đã dũng cảm bỏ nhà đi, còn khen ngợi hành động quan tâm của cậu dành cho em gái.
Trong đoạn video tiếp theo, người mẹ tiết lộ nội dung trong vali của cậu bé bao gồm đồ chơi, hộp nước trái cây, tất và bỉm cho em gái. Cô nhấn mạnh cử chỉ ân cần chu đáo của con trai dù có quên đồ ăn.
Cách cha mẹ xử lý khi trẻ tức giận
Khi trẻ tức giận, dưới đây là một số gợi ý về cách xử lý tình huống này, cha mẹ có thể tham khảo:
– Giữ bình tĩnh và kiên nhẫn
Cha mẹ hãy giữ bình tĩnh trong khi trẻ tức giận. Đừng trở thành người tức giận hoặc phản ứng quá mức. Kiên nhẫn và sự điềm tĩnh của cha mẹ có thể giúp trẻ nhanh chóng bình tĩnh để trở lại trạng thái bình thường.
– An ủi và lắng nghe
Khi trẻ tức giận, cha mẹ nên thể hiện sự quan tâm và lắng nghe trước cảm xúc của trẻ. Cha mẹ ôm và an ủi trẻ, sau đó trò chuyện một cách dịu dàng, khuyến khích con nói ra những cảm xúc của mình.
– Gợi ý các lựa chọn
Trẻ con tức giận vì ý muốn của bản thân không được đáp ứng. Lúc này, cha mẹ nên đưa ra một số lựa chọn để trẻ tự quyết định, điều đó phần nào giúp trẻ có cảm giác được làm theo ý mình.
Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi con làm cách nào để có thể xoa dịu cảm xúc của chúng.
– Hướng dẫn quản lý cảm xúc
Dạy trẻ cách nhận biết và quản lý cảm xúc của mình. Cha mẹ giải thích cho trẻ biết rằng, tức giận là một cảm xúc bình thường và cách để đối phó với nó một cách tích cực.
Cha mẹ hãy dạy trẻ cách sử dụng từ ngữ để diễn đạt cảm xúc, cung cấp cho chúng các kỹ năng như thở sâu hoặc tập trung vào một hoạt động yêu thích, điều đó sẽ phân tán đi cảm xúc tức giận.
– Tạo môi trường yên tĩnh và an toàn
Khi trẻ tức giận, cha mẹ cần giữ môi trường xung quanh yên tĩnh và an toàn. Điều này có thể bao gồm một góc riêng cho trẻ, nơi trẻ có thể vào đó cho tới khi cảm xúc tức giận dịu đi.
– Chú trọng môi trường được yêu thương
Xây dựng một môi trường gia đình nơi trẻ cảm thấy yêu thương, được chấp nhận và đồng cảm rất quan trọng. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và tự tin hơn khi đối mặt với cảm xúc tức giận.
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng mỗi đứa trẻ sẽ có cách xử lý cơn tức giận khác nhau. Điều quan trọng nhất là cha mẹ hãy hiểu và tôn trọng cảm xúc của con mình, tạo điều kiện để trẻ bình tĩnh và vượt qua cơn tức giận này.