Xuất hiện bài thi môn Văn khiến một loạt giáo viên chấm thi không đọc nổi: Chuyên gia vào cuộc, phát hiện thí sinh là “thiên tài”
Đã có rất nhiều bài Văn đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi tuyển sinh đại học, nhưng bạn đã bao giờ nhìn thấy một bài luận viết hoàn toàn bằng tiếng cổ chưa? Trong kỳ thi đại học Trung Quốc, từng xuất hiện một bài văn dài 755 từ khiến vô số giáo viên chấm bài bối rối.
Họ chỉ thấy người ta viết chữ cẩu thả, khó nhận ra chứ chưa từng thấy ai viết chữ mà giáo viên không hiểu được. Cuối cùng, bài văn này bị coi là “đáng ngờ” và được giao cho tổ chuyên môn xem xét.
Kết quả bất ngờ xuất hiện sau khi một chuyên gia dịch tác phẩm cổ điển Trung Quốc dùng đến 4 trang giấy chú thích! Thì ra, thí sinh này đã dùng Hán tự cổ để làm bài. “Thiên tài” này là ai và tại sao có thể thành thạo tiếng cổ như vậy?
Cái tên Vương Vân Phi đã trở nên nổi tiếng gần như chỉ sau một đêm. Không chỉ được nhiều người biết đến, Vương Vân Phi còn được nhiều chuyên gia văn học quý mến, nhưng đối với anh, đây dường như không phải là điều đáng mừng.
Cái tên Vương Vân Phi đã trở nên nổi tiếng gần như chỉ sau một đêm.
Vương Vân Phi vốn là một chàng trai sôi nổi và vui vẻ, nhưng kể từ khi trở thành người được gọi là “kỳ quan của văn học cổ điển”, anh phải nhận ít nhất ba cuộc phỏng vấn với giới truyền thông trong một buổi sáng.
Một cơ quan truyền thông cấp trung ương thậm chí còn thực hiện cuộc phỏng vấn độc quyền qua điện thoại với Vương Vân Phi trong hơn một giờ. Điều này khiến cậu cảm thấy kiệt sức về thể chất và tinh thần.
Nổi tiếng chỉ sau một đêm là điều mà nhiều người mơ ước. Nhưng theo Vương Vân Phi, đây không phải là điều tốt. Anh ấy chỉ muốn yên tâm học tập.
Từ học sinh bình thường thành chuyên gia Hán cổ
Ít ai ngờ, thành tích học tập của Vương Vân Phi trước đó không tốt lắm, thậm chí không thể vào được trường trọng điểm nên phải theo học tại trường trung học phổ thông bình thường. Vương Vân Phi mới vào cấp ba chỉ là một học sinh chìm nghỉm, không ai tìm thấy điểm sáng nào ở cậu học trò này.
Điều khác biệt so với những học sinh khác là Vương Vân Phi rất thích đọc sách, anh ấy cũng đọc những cuốn sách mà những học sinh khác không thích đọc hoặc không hiểu. Trong mắt Vương Vân Phi, việc này giống như tìm được kho báu mỗi ngày, mỗi khi có thời gian, anh sẽ ngồi vào chỗ một mình đọc sách.
Sở thích này đã đặt nền móng vững chắc cho khả năng thông thạo tiếng Hán cổ của anh. Khi giáo viên giao nhiệm vụ viết nhật ký hàng tuần, Vương Vân Phi đã viết bằng tiếng Hán cổ. Vào thời điểm đó, trình độ của Vương Vân Phi chưa cao và hình thức viết cổ điển cũng chưa được chuẩn hóa.
Nếu một giáo viên khác nhìn thấy học sinh của mình viết tiếng Hán cổ, họ chắc chắn sẽ bực bội. Nhưng vị giáo viên này thì khác, ông chỉ hướng dẫn Vương Vân Phi mà không yêu cầu học sinh thay đổi phong cách viết của mình.
Người giáo viên này chưa bao giờ tưởng tượng mình sẽ tạo ra loại “thiên tài ma thuật” khi làm hành động này. Không ai có thể ngờ rằng một học sinh bình thường như vậy lại có thể vượt qua “người đứng đầu” của trường trong kỳ thi tuyển sinh đại học ba năm sau đó!
Bài Văn thi tuyển sinh đại học năm đó dựa trên chủ đề “cuộc sống xanh”. Bài viết của Vương Vân Phi không chỉ được trình bày bằng tiếng cổ mà còn bám sát chủ đề. Lựa chọn lần này của anh có thể nói là một “canh bạc”, hoặc được điểm tối đa, hoặc viết lạc đề và bị 0 điểm.
Về lý do tại sao lại viết bằng tiếng cổ, Vương Vân Phi giải thích: “Vì tôi đã học lâu như vậy và quen với cách sử dụng tiếng cổ, tại sao không đột phá?”.
Đại học Bắc Kinh, Đại học Nam Kinh, Đại học Đông Nam, v.v., nhiều trường nổi tiếng đều rải thảm mời Vương Vân Phi. Cuối cùng, anh đã chọn học “kỹ thuật dân dụng” tại Đại học Đông Nam.