Image Alt

ᴍTintuc

  /  Giáo dục   /  Vì sao cái gọi là “tình yêu” của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi?

Vì sao cái gọi là “tình yêu” của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi?

01

Trong thời đại bận rộn và đầy thách thức này, mỗi gia đình đều vất vả vì cuộc sống, và tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái luôn đầy ắp sự hy sinh và cống hiến. Ta thường thấy một hình ảnh quen thuộc trong nhiều gia đình:

Một người cha dù trời mưa gió bão bùng vẫn quyết tâm đạp xe đạp từ công ty về nhà với hy vọng tiết kiệm được vài đồng taxi để có tiền ghi danh cho con vào một lớp học ngoại khóa;

Một người mẹ đứng trước siêu thị lưỡng lự mãi, cuối cùng quyết định mua những con tôm có giá không hề rẻ, mặc dù điều này có nghĩa là tháng này cô sẽ phải mua ít quần áo yêu thích hơn.

Đúng, những câu chuyện như vậy nghe có vẻ ấm áp và cảm động, nhưng liệu sự hy sinh và cống hiến đằng sau đó có thực sự là điều mà những đứa trẻ cần hay không?

Lý Tuyết Cầm – một nữ nghệ sĩ nổi tiếng của Trung Quốc từng chỉ ra rằng, trong mối quan hệ cha mẹ – con cái của nhiều gia đình hiện tại, ý thức “hy sinh” của các bậc làm cha làm mẹ vô cùng nặng nề. Trong bữa ăn, cha mẹ thường để lại miếng thịt ngon nhất cho con, còn bản thân thì ăn những phần kém ngon hơn. Dường như, điều này đã trở thành một “nghi thức” chung của nhiều gia đình.

Vì sao cái gọi là tình yêu của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, cô cũng đặt ra một câu hỏi đáng suy ngẫm: Tại sao phải đề cao việc hy sinh trong khi rõ ràng cả gia đình có thể cùng nhau chia sẻ những điều tốt đẹp? Đằng sau câu nói “Tất cả vì tốt cho con”, thực chất lại ẩn chứa khả năng khiến những đứa trẻ phải gánh chịu gánh nặng tâm lý nặng nề.

Trong I Can I BB, Hoàng Chấp Trung từng chia sẻ một câu chuyện rất cảm động kể về một người mẹ cả đời chỉ ăn đầu cá vì muốn nhường phần thịt cá cho con. Chỉ đến khi sắp qua đời, bà mới nói cho con biết rằng thực sự bà chưa bao giờ thích ăn đầu cá.

Câu chuyện này khiến người ta không khỏi cảm thán: Tâm hồn của trẻ rất mỏng manh, mỗi lần “hy sinh” của cha mẹ đều có thể trở thành gánh nặng vĩnh viễn trong trái tim chúng.

Sự hy sinh quá mức của cha mẹ thường xuất phát từ một kiểu cảm xúc tương tự như “tống tiền”. Chúng có thể vô tình đánh vào cảm giác sợ hãi, ý thức đạo đức và tội lỗi của trẻ, khiến trẻ cảm thấy mình phải đáp lại sự hy sinh của cha mẹ bằng một cách nào đó.

Kiểu giáo dục này không chỉ tạo gánh nặng không cần thiết cho trẻ mà còn khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên căng thẳng, xa cách. Trẻ thường đánh mất chính mình do cảm thấy áp lực quá lớn và mất định động lực khám phá sở thích cá nhân, theo đuổi giá trị bản thân. Cuộc sống của chúng như bị bắt cóc bởi sự kỳ vọng và hy sinh của cha mẹ, và chúng hoàn toàn quên đi mục tiêu thực sự của bản thân là gì.

Phải nói rằng, sự hy sinh quá mức và tâm lý “tất cả vì con” của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy gánh nặng tâm lý thay vì niềm hạnh phúc và sự biết ơn.

Vì sao cái gọi là tình yêu của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

02

Bước vào vòng tay ấm áp của gia đình, ngôi nhà nào mà không tràn ngập tiếng cười và ánh nhìn đầy hy vọng của cha mẹ hướng về những đứa con yêu dấu? Tuy nhiên, đằng sau bức tranh ấm áp đó thường ẩn chứa một gánh nặng vô hình – đó là sự tống tiền tình cảm của những bậc cha mẹ luôn tự hào về sự hy sinh mà mình dành cho con cái.

Họ sử dụng tình yêu và sự cống hiến của mình dệt nên một lưới vô hình, với ý định bắt giữ trái tim của con cái. Nhưng họ không biết rằng, phần tình yêu nặng nề này lại trở thành xiềng xích cản trở bước tiến của trẻ.

Chẳng hạn như người mẹ chỉ biết lặng lẽ nhai phần đầu cá hay người cha không mua quần áo mới cả năm chỉ để con có tiền theo học lớp năng khiếu ngoài giờ. Họ coi sự hy sinh này như là trạng thái bình thường của gia đình, coi sự cống hiến này như là minh chứng của tình yêu.

Tuy nhiên, trong mắt con cái, những hy sinh ấy đã trở thành gánh nặng lớn, mỗi lần “vì con” đều như những mũi kim đâm vào trái tim non nớt của chúng.

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, hành vi này của cha mẹ thực chất là một kiểu tống tiền về mặt tình cảm. Họ lợi dụng cảm giác tội lỗi và trách nhiệm của trẻ để cố gắng khiến trẻ hành động theo ý muốn của mình. Vấn đề là, theo thời gian, trẻ không chỉ mất đi quyền đưa ra những lựa chọn độc lập mà quan trọng hơn là chúng còn học được cách thiết lập mối quan hệ với người khác theo cùng một cách, tạo ra một mô hình giao tiếp tình cảm không lành mạnh.

Vì sao cái gọi là tình yêu của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Vậy thì, câu hỏi được đặt ra ở đây là sự “hy sinh quá mức” này của cha mẹ rốt cuộc đến từ đâu?

Nói một cách đơn giản, điều này không hoàn toàn tách rời khỏi quan niệm truyền thống về gia đình của chúng ta. Trong tâm trí của nhiều người, vai trò của cha mẹ dường như vốn dĩ đã đầy sự hy sinh và cống hiến. Nhưng trên thực tế, tình yêu đích thực cần phải thoải mái và tôn trọng.

Như Susan Forward đã nói, việc tống tiền về mặt tình cảm sẽ không mang lại sự thân mật và thấu hiểu thực sự, nó chỉ làm cho các mối quan hệ trở nên méo mó và đau khổ.

Những đứa trẻ từng trải qua sự tống tiền tình cảm trong gia đình tới khi trưởng thành rồi mới nhận ra, dù họ có cố gắng thoát khỏi “nhà tù” tình cảm này thì cảm giác tội lỗi sâu thẳm bên trong vẫn luôn đeo bám họ như hình với bóng.

Họ khao khát được công nhận nhưng cũng sợ bị tổn thương một lần nữa. Tâm lý mâu thuẫn này khiến họ trở nên cực kỳ thận trọng khi giao tiếp với người khác, thậm chí tránh né.

Trong bối cảnh đó, ta không thể không đặt câu hỏi, liệu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái có thực sự đòi hỏi sự hy sinh như một sợi dây ràng buộc?

Rõ ràng là không. Làm thế nào để cân bằng giữa cho và nhận cũng như cách thể hiện tình yêu thương một cách lành mạnh đã trở thành câu hỏi mà mỗi bậc cha mẹ cần phải suy nghĩ sâu sắc.

May mắn thay, một số gia đình đã tìm được con đường đúng đắn. Họ thay thế sự hy sinh và ép buộc bằng sự tôn trọng, thấu hiểu và động viên.

Ở những gia đình này, trẻ học được cách suy nghĩ độc lập và tự khẳng định bản thân. Quan trọng hơn, chúng biết rằng tình yêu không bao giờ là sự cống hiến một chiều từ một người mà là kết quả của sự tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

Vì sao cái gọi là tình yêu của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

03

Trong nhịp sống bận rộn của xã hội hiện đại, tình yêu thương, sự tận tâm của cha mẹ dành cho con cái thường được gói gọn trong những hy sinh vô hình, tạo thành một cuốn sổ tình cảm đặc biệt.

Trong cuốn sổ này, mọi sự cống hiến đều được coi là một khoản đầu tư cho tương lai của đứa trẻ và lợi nhuận mong đợi là sự thành công và phản hồi từ đứa trẻ. Tuy nhiên, sự kỳ vọng giữa cho và nhận này thường không được thỏa mãn mà thay vào đó để lại một gánh nặng nặng nề trong lòng đứa trẻ.

Thuật ngữ “tống tiền tình cảm” đặc biệt quan trọng trong bối cảnh này.

Tình yêu thương của cha mẹ vốn nên là biểu tượng của sự ấm áp, đùm bọc, nay lại trở thành gánh nặng do sự hy sinh, quên mình quá mức với kỳ vọng rằng con cái sẽ đền đáp sự hy sinh đó bằng những thành tựu vượt trội hơn người thường.

Nhưng trên thực tế, tình yêu đích thực nên là sự khích lệ chứ không phải áp bức, là sự truyền cảm hứng chứ không phải ràng buộc.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta thấy rằng trẻ cảm thấy bản thân đang nợ một món nợ tình cảm rất lớn do “bạo lực mềm” từ cha mẹ, món nợ này vượt xa khả năng chịu đựng của chúng và gây ra áp lực tâm lý.

Cảm giác tội lỗi này, như một bức tường không thể vượt qua, đã ngăn cản bước chân của trẻ trong việc theo đuổi hạnh phúc cá nhân. Đằng sau kiểu tống tiền tình cảm này thực chất là sự không chắc chắn của cha mẹ về giá trị bản thân và thành tựu của họ. Họ tìm kiếm sự xác nhận và hiện thực hóa những ước mơ còn dang dở của mình thông qua con cái. Sự chuyển giao cảm xúc này không những không mang lại sự hài lòng thực sự cho cha mẹ mà còn khiến con cái phải chịu những kỳ vọng quá mức.

Vì vậy, chúng ta nên xem xét lại về cách xây dựng mối quan hệ tình cảm lành mạnh giữa cha mẹ và con cái. Điều quan trọng không phải là bạn hy sinh bao nhiêu mà là cách thể hiện tình yêu thương theo hướng tích cực và thể hiện điều đó với con thông qua hành vi của chính bạn, để chúng học cách tự lập, tự tin và có trách nhiệm.

Vì sao cái gọi là tình yêu của cha mẹ lại khiến con cái không thể thở nổi? - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Vai trò của cha mẹ không được xác định bằng sự hy sinh mà bằng quá trình khơi dậy tiềm năng nội tại của trẻ.

Nhìn chung, chúng ta cần dạy trẻ cách nhận biết và trân trọng giá trị cá nhân của mình, chứ không phải để chúng vật lộn với cảm giác tội lỗi và xấu hổ. Điều này có nghĩa là cha mẹ cần học cách buông bỏ và cho phép con khám phá thế giới một cách độc lập, mắc sai lầm và học hỏi từ chúng, thay vì luôn sống trong cái bóng của cha mẹ.

Chỉ bằng cách này, trẻ mới thực sự phát triển thành những cá nhân độc lập, có trách nhiệm và tìm thấy giá trị, hạnh phúc của riêng mình.

Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Optimized by Optimole
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x