Image Alt

ᴍTintuc

  /  Giáo dục   /  Thêm một bài toán tiểu học khiến phụ huynh phải “lùng sục” cả đêm để tìm đáp án, huy động cả họ hàng cũng không thể giải nổi

Thêm một bài toán tiểu học khiến phụ huynh phải “lùng sục” cả đêm để tìm đáp án, huy động cả họ hàng cũng không thể giải nổi

Nếu như hôm qua, bài toán tìm số cây bưởi và cây cam nhà Lan khiến một ông bố phải thốt lên rằng “không đủ trình độ để giải”, thì hôm nay thêm một bài toán nữa về bác Cường và bác Thuật khiến một bà mẹ phải “lùng sục” cả đêm tìm ra được danh tính 2 bác này để có được đáp án cho bài toán lớp 3 của con, chứ mày mò thế nào cũng chẳng thể làm nổi.

Theo đó, bài toán của con vị phụ huynh này như sau:

Thêm một bài toán tiểu học khiến phụ huynh phải lùng sục cả đêm để tìm đáp án, huy động cả họ hàng cũng không thể giải nổi - Ảnh 1.

Nếu đọc kỹ thì chắc chắn thấy sự vô lý ở đây. Theo đó, rõ ràng đề bài cho số lượng nhãn lồng mà bác Thuật thu hoạch được trong 3 năm là 2019, 2020 và 2021, thì ngay ở dưới đề bài lại yêu cầu hoàn thành bảng số liệu về khối lượng nhãn lồng nhà bác Cường thu được. Đề bài cho số liệu về nhãn lồng nhà bác Thuật, nhưng lại yêu cầu hoàn thiện số liệu về khối lượng nhãn lồng nhà bác Cường, thế này không khó mới là lạ đấy.

Rồi đến ý “b”, rõ ràng đề bài chỉ cho số liệu về số lượng nhãn lồng mà gia đình bác Thuật thu hoạch được trong 3 năm: 2019, 2020 và 2021, ấy thế mà ý b lại yêu cầu học sinh lấy số liệu ở tận năm 2023.

Ý “c” mới khiến nhiều người “tá hỏa”. Sau một hồi yêu cầu học sinh tính toán về số lượng nhãn lồng của nhà bác Cường và bác Thuật, cuối cùng lại bắt học sinh “nêu nhận xét về hướng sản xuất long nhãn của nhà bác Cường trong 3 năm” .

Có thể thấy, những dữ kiện đề bài đưa ra gần như không hề ăn khớp với câu lệnh yêu cầu học sinh phải giải. Nhiều người cho rằng hẳn đề bài này đã bị sai ngay từ khâu nhập liệu, in ấn, ra đề nên hoàn toàn không có đáp án chính xác nào ở đây. Phụ huynh có thể chủ động giải thích cho con về một số khái niệm, định nghĩa trong bài để tham khảo, chẳng hạn như nhãn lồng là một giống nhãn có nguồn gốc từ tỉnh Hưng Yên, còn long nhãn là một sản phẩm từ quả nhãn… thay vì bắt con giải theo yêu cầu bài.

Một số bình luận của netizen trước bài toán này:

– Tốt nhất mẹ nên tìm gặp mặt bác Thuật và bác Cường để hỏi cho ra lẽ nhé, chứ như thế này mơ hồ quá.

– Nếu không làm được bài này thì cứ bỏ trống, nếu cô giáo hỏi lý do tại sao thì bảo: “Mẹ em chưa tìm được nhà bác Thuật và bác Cường ạ”.

– Một gợi ý cho mẹ là nhãn lồng thường được trồng ở Hưng Yên, chắc mẹ thu hẹp phạm vi tìm kiếm ở Hưng Yên thôi nhé để nhanh chóng tìm được đáp án.

– Tóm lại là muốn tính số lượng long nhãn hay nhãn lồng vậy?

– Đọc xong hoang mang luôn, cả họ ngồi hì hục chắc cũng không giải nổi. Bác Thuật và bác Cường không chỉ khiến học sinh mà còn cả phụ huynh hoang mang tột cùng.

Bạn có tìm được hướng giải cho bài toán này không?

Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Optimized by Optimole
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x