Thêm 1 bài Toán thổi bùng tranh cãi: Học sinh làm 6 + 6 = 12 bị chấm sai, lời giải thích sau đó quá khiên cưỡng
Toán tiểu học chỉ là những phép tính cơ bản đơn giản, nhưng đôi khi vẫn có các câu hỏi không chỉ kiểm tra thuật Toán mà còn đòi hỏi sự hiểu biết về logic khiến ngay cả người lớn cũng phải đau đầu!
Mới đây, một cư dân mạng Nhật Bản đã nhờ giúp đỡ vì bó tay trước bài Toán của em mình. Được biết, khi kiểm tra bài tập về nhà của em trai, cô gái này phát hiện thấy có 1 bài Toán gồm các phép tính: “7 + 5 = ?”; “6 + 6 = ?”; “9 + 4 = ?”; “5 + 7 = ?”; “8 + 7 = ?”.
Dù đều điền đúng tổng nhưng em của cô chỉ được chấm đúng câu đầu tiên: “7 + 5 (chia 3, 2) = 12”.
Dù đều điền đúng tổng nhưng em của cô chỉ được chấm đúng câu đầu tiên: “7 + 5 (chia 3, 2) = 12”. Những câu còn lại bị coi là sai và bị đánh dấu chéo. Cô gái suy nghĩ rất lâu nhưng vẫn không có câu trả lời.
“Tôi thực sự không thể hiểu được, những phép tính kia không có gì là sai cả. Còn nếu yêu cầu cách giải khác thì một sinh viên năm nhất là tôi đây cũng đành bó tay chứ đừng nói học sinh lớp 1”, người này nói.
Sau khi bài Toán được chia sẻ, cộng đồng mạng cũng thể hiện sự đồng tình với ý kiến của cô gái nói trên. Họ cho rằng dù đã nhìn lui nhìn tới rất kĩ vẫn không phát hiện ra vấn đề. Nhiều người còn đặt nghi vẫn, phải chăng cô giáo chấm quá nhiều bài nên bị nhầm lẫn?
Trước tranh cãi, một số giáo viên giải thích rằng, thật ra, bài Toán này có liên quan đến kiến thức học sinh lớp 1 đang học là “cộng trong phạm vi 10”. Theo đó, học sinh cần phải phân tách các số hạng đứng sau và ghép chúng với số hạng trước đó để tạo thành tổng là 10.
Ví dụ: “Số thứ hai” – 6 trong phép tính “6 + 6” nên được chia thành “4, 2” vì cộng số 4 và số 6 trước đó bằng 10 . Để tính theo dạng này, cách viết đúng là “6 + 6 (chia thành 4, 2) = 12”, “9 + 4 (chia thành 1, 3) = 13”, “5 + 7 (chia thành 5, 2) =12”, “8 + 7 (chia 2, 5) = 15”.
Sau khi cách tính đúng được đưa ra, một số cư dân mạng cho rằng điều này là không cần thiết, trong khi những người khác lại ca ngợi đây là một phương pháp đào tạo giải quyết vấn đề tốt.
Một số người thắc mắc: “Tính toán lắt léo thế này thì có tốt không? Phương pháp giáo dục trong sách giáo khoa có vẻ quá cứng nhắc, tại sao giáo viên lại phải hạn chế trẻ suy nghĩ nhiều như vậy?”; “Học cái này có ích lợi gì?”.
Tuy nhiên, một số phụ huynh cho rằng, những đề Toán như thế này lại là việc rèn luyện logic rất quan trọng đối với trẻ chưa giỏi số học. Thay vì học kiến thức thụ động từ thầy cô và vận dụng giải bài tập một cách máy móc, rập khuôn. Giải các bài Toán tư duy logic là cơ hội để các em thách thức sự nhạy bén của não bộ, khả năng suy luận tìm các quy luật.
Hiện bài Toán vẫn gây tranh cãi trên mạng xã hội.