Những năm gần đây, hoạt động tuyển dụng với đối tượng là người trẻ đang ngày càng thu hút sự quan tâm, một bộ phận những người làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng cho rằng, sinh viên tốt nghiệp ứng tuyển vào các công ty đã có sự thay đổi so với thế hệ trước. Trước đây, vấn đề mà người đi xin việc quan tâm nhất cơ chế thăng tiến của công ty, không gian phát triển việc làm cũng như tiền lương và phúc lợi.
Thế nhưng bây giờ, câu hỏi được các ứng viên đặt ra nhiều nhất trong các buổi phỏng vấn đó là: Nhân viên công ty có thể tan làm đúng giờ hay không?
Điều này khiến nhiều người nhớ đến một chủ đề được bàn tán vô cùng sôi nổi một thời gian trước, đó chính là: “Tại sao lãnh đạo luôn ghét những người tan sở đúng giờ?”
Về chủ đề này, nhiều cư dân mạng cho rằng:
“Đến giờ tan sở, bạn phải giả vờ bận rộn. Nếu bạn về đúng giờ, sếp sẽ coi bạn là người thiếu chuyên nghiệp và gây khó dễ cho bạn”.
Theo ý kiến của một số người, việc tan sở đúng giờ là tiêu chí để phân biệt hiệu quả công việc cao hay thấp. Có người nói: “Tan làm đúng giờ nghĩa là không làm việc chăm chỉ. Chỉ làm việc trước mắt thôi là chưa đủ.”
Vậy, liệu các lãnh đạo có thật sự đánh giá thấp hiệu quả công việc của một người dựa trên việc người đó tan làm đúng giờ hay không? Tan làm đúng giờ và làm thêm giờ, ai mới là nhân viên tốt?
Trước đây từng có một khảo sát được tiến hành trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, kết quả cuối cùng cho thấy 89% người đi làm chọn tan sở đúng giờ, trong khi chỉ có 11% chọn làm việc thêm giờ. Ngày nay, tan làm đúng giờ đã trở thành một tiêu chuẩn lý tưởng đối với nhiều người lao động tại nơi làm việc. Tuy nhiên, nếu bạn luôn lấy lý do tan làm đúng giờ để bào chữa cho thái độ làm việc hời hợt không chăm chỉ của mình thì điều đó sẽ càng làm trì hoãn tương lai của bạn.
Vậy đối với những người luôn tan làm đúng giờ, tương lai sau này của họ sẽ ra sao?
Có một câu trả lời khá đau lòng nhưng lại được mọi người tán thành đó chính là: “Nơi bạn dành thời gian sau giờ làm việc sẽ quyết định cuộc sống mà bạn sẽ có”.
Trong cuộc sống, chỉ những người sẵn sàng sử dụng thời gian nghỉ ngơi để hoàn thiện bản thân mới có thể làm tăng thêm giá trị cuộc sống. Những người thành công không tự nhiên mà đạt được hào quang rực rỡ, đằng sau vẻ hào nhoáng mà bạn thấy đó là quá trình làm việc chăm chỉ. Đối với những người bình thường như chúng ta, thời điểm sau giờ làm chính xác là yếu tố quyết định thành quả trong tương lai của bạn.
Một cô gái tên là Tiểu Như đã kể lại trải nghiệm của mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tiểu Như vào làm trong một công ty thiết kế, vì công ty mới thành lập nên yêu cầu của cấp trên đối với nhân viên không quá khắt khe. Chính vì vậy đã khiến cô có tâm lý xao nhãng làm việc. Khi cấp trên cần cô thiết kế, cô sẽ vào các trang web trên mạng vào sao chép thiết kế của người khác, ngoài ra cũng không bao giờ làm thêm giờ. Sau khi tan sở, Tiểu Như sẽ về nhà xem phim hoặc chơi game, không hề có ý định bồi dưỡng phát triển nâng cao kỹ năng của mình. Kết thúc thời gian một năm thực tập, tất cả các thực tập sinh cùng đợt với cô đều được thăng chức thành nhân viên chính thức, còn Tiểu Như lại bị công ty sa thải.
Có thể thấy, không có thành công nào không được đánh đổi bằng sự chăm chỉ. Những con đường khiến ta cảm thấy thoải mái nhất là những con đường xuống dốc, tưởng chừng như dễ đi nhưng thực chất lại ẩn chứa nhiều rủi ro.
Thái độ làm việc của một người quyết định rất nhiều đến con đường thăng tiến của người đó.
Nhà văn Lý Tiểu Ý, Trung Quốc từng chia sẻ:
Khi mới đi làm, cô làm thư ký cho một công ty, do không rành về kinh doanh nên cô gặp nhiều khó khăn như kỹ năng giao tiếp kém, xử lý hồ sơ không hiệu quả. Tuy nhiên, cô không nản lòng mà chủ động làm thêm giờ để học hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn khác nhau, sắp xếp những công việc quan trọng thành nhiều kế hoạch và xem xét liên tục.
Lý Tiểu Ý không hề lãng phí thời gian nghỉ ngơi, cô tích cực suy nghĩ và tìm cách áp dụng những kiến thức đã học vào việc phát triển hoạt động kinh doanh mới của công ty, cô không chỉ nắm rõ nghiệp vụ của mình mà còn phát hiện ra nhiều điều khách hàng tiềm năng và chất lượng cho công ty. Ba tháng sau, tại một cuộc họp thảo luận kế hoạch, Lý Tiểu Ý nổi bật nhờ khả năng làm việc xuất sắc, được lãnh đạo đánh giá cao và được thăng chức.
Nữ nhà văn cho rằng: “Thành công đòi hỏi sự chăm chỉ và cống hiến. Không ai có thể đạt được thành công bằng sự lười biếng và chờ đợi”.
Quả đúng như vậy. Ở nơi làm việc, cũng có những người đi làm nhiều năm nhưng vẫn không có thành tích gì nổi bật, , dù đã ở độ tuổi trung niên nhưng vẫn lo lắng mất việc, trở thành kẻ lang thang thất nghiệp. Một số người lại thăng tiến nhanh chóng, thậm chí đã lên tới chức quản lý trong khi tuổi đời còn trẻ.
Môi trường làm việc chỉ là nơi đào tạo, còn kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Trong môi trường công sở, nếu muốn mình nổi bật vượt qua những người khác, trước tiên bạn phải thay đổi thái độ làm việc. Điều bạn cần làm là tập trung vào việc trau dồi khả năng thực sự của bạn trong công việc. Tại nơi làm việc, những nhân viên có năng lực luôn nỗ lực hết mình và làm việc chăm chỉ vì mục tiêu của mình, từ đó được thăng chức, tăng lương. Còn những kẻ lười biếng thì chỉ coi công việc là phương tiện kiếm sống, chỉ tỏ ra chăm chỉ trước mặt lãnh đạo, cuối cùng sẽ chẳng đạt được thành quá gì.
Hãy nhớ rằng, sự chăm chỉ mà bạn bỏ ra trong công việc cuối cùng sẽ trở thành nấc thang dẫn đến thành công.