Image Alt

ᴍTintuc

  /  Đời sống   /  Sau đại dịch Covid-19, chúng ta không thể ngủ tiếp

Sau đại dịch Covid-19, chúng ta không thể ngủ tiếp

Trước khi đột ngột qua đời ở tuổi 51 vào tháng 9 2020, David Graeber, nhà nhân học, nhà hoạt động chủ nghĩa vô chính phủ (arnarchist) đã viết tiểu luận dưới đây bàn về tương lai đời sống và nền chính trị sau đại dịch COVID-19.

Vào lúc nào đó trong một vài tháng tới, cơn khủng hoảng sẽ được tuyên bố chấm dứt, và rồi chúng ta có thể quay trở lại những công việc “không thiết yếu”. Với nhiều người, chuyện này giống như tỉnh giấc sau một cơn mơ vậy.

Truyền thông, các tầng lớp chính trị hẳn sẽ cổ xúy lối suy nghĩ như thế này. Điều tương tự đã từng xảy ra sau sự kiện khủng hoảng tài chính vào năm 2008. Đã tồn tại một khoảnh khắc ngắn ngủi một số câu hỏi hiện lên: Vậy thì “tài chính” là gì, nó chẳng phải đơn thuần là một lời hứa hẹn hay sao? Nếu tiền và khoản nợ bản chất chỉ là hứa hẹn giữa mọi người với nhau, vậy thì tiếp tục tạo ra những lời hứa khác có gì khó đâu?

Khung cửa mở ra hướng nhìn nhận ấy lập tức bị đóng lại bởi những người yêu cầu chúng ta im miệng, thôi suy nghĩ, và trở lại làm việc, hay ít ra là bắt đầu tìm kiếm việc làm đi là vừa.

Lần đó, phần lớn trong chúng ta đã tin lầm. Lần này, chúng ta tuyệt đối không được như vậy.

Bởi vì ở hiện thực, hiện tượng khủng hoảng chúng ta đang trải qua chính là trạng thái tỉnh giấc sau một cơn mê khi chúng ta đối diện với thực tế đời sống con người. Thực tế là, chúng ta là những sinh vật có số phận mỏng manh, để tồn tại chúng ta phải chăm lo lẫn nhau. Thực tế là, những con người đảm nhiệm phần lớn công việc chăm lo để chúng ta sinh tồn được, lại đang chịu thuế quá cao, bị trả lương quá thấp, và nhân phẩm bị coi nhẹ ngày qua ngày. Trong khi đó, một bộ phận lớn trong xã hội hầu như không làm gì ngoài việc thêu dệt ảo tưởng, trục lợi (rent-seeking/ extracting rents), và nhìn chung là gây ra những khó khăn cho những người đang tham gia chế tạo, sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của những người khác.

Chúng ta không thể lại sa ngã vào một phiên bản thực tại, nơi tất cả những điều này được phép tồn tại bất chấp sự phi lý của chúng, như cái cách mà những điều vô nghĩa lý thường xuất hiện trong các giấc mơ.

Trong xã hội này, lao động của một người đem lại lợi ích càng nhiều cho những người khác thì tiền công trả cho họ càng thấp. Chúng ta vẫn đang khăng khăng rằng, các thị trường tài chính là cách tốt nhất để quản lý đầu tư dài hạn, ngay cả khi chúng đang dồn chúng ta tới chỗ hủy hoại gần hết sự sống trên Trái Đất?

Chúng ta có thể dừng ngay việc coi những điều như thế này là bình thường được không?

Thay vào đó, một khi tình trạng khẩn cấp hiện tại được tuyên bố chấm dứt, chúng ta hãy nhớ cho kĩ bài học của lần này: đó là, khái niệm “nền kinh tế” chẳng qua là để chỉ phương thức chúng ta cung cấp cho nhau những gì chúng ta cần để tồn tại; cái ta gọi là “thị trường” chỉ là cách lên bảng biểu tổng ham muốn của bộ phận những người giàu. Trong số này, hầu hết, đỡ nhất thì cũng bệnh hoạn ở mức độ nhẹ, còn những người nắm giữ nhiều quyền lực nhất thì đã tiến hành hoàn thiện thiết kế cho những chiếc hầm trú ẩn để họ có thể sẵn sàng tẩu thoát. Đó sẽ là thực tế khi chúng ta vẫn còn đủ ngây ngô để tin vào vào lời rao giảng từ tay sai của họ, rằng loài người, xét về tổng thể, không có nổi sự thống nhất về nhận thức ở mức cơ bản (common sense) và do vậy, trước những thảm họa sắp tới đây, chúng ta chẳng thể làm được gì.

Lần này, xin hãy lờ những kẻ đó/ những lý thuyết đó đi, có được không?

Phần lớn công việc mọi người đang làm đã là những công việc-trong mơ (theo nghĩa giả, không có thật – ND). Nó tồn tại chỉ vì chính nó, hoặc để mang lại cho người giàu cảm giác hài lòng, tốt đẹp, hay để khiến người nghèo cảm thấy khốn khổ. Nếu chúng ta ngưng hẳn lại, ta có cơ hội tạo nên những lời hứa hẹn hợp lý hơn nhiều: ví dụ như việc chung tay gây dựng một “nền kinh tế” đảm bảo có được sự chăm lo cần thiết dành đến những người đang chăm lo cho chúng ta.

Original: David Graeber: After the Pandemic, We Can’t Go Back to Sleep

Linh Khanh Nguyen | mtintuc.com

Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Optimized by Optimole
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x