Image Alt

ᴍTintuc

  /  Hi-tech   /  Ông chủ tập đoàn hơn 2.000 tỷ USD từng tới Việt Nam: Dậy từ 6h sáng, cứ “bình minh” là thấy lo lắng

Ông chủ tập đoàn hơn 2.000 tỷ USD từng tới Việt Nam: Dậy từ 6h sáng, cứ “bình minh” là thấy lo lắng

Tuần trước, tại sự kiện Stripe Sessions, ông Jensen Huang, người đồng sáng lập và CEO của Nvidia, tập đoàn được định giá hơn 2.000 tỷ USD, chia sẻ: “Tôi thường thức dậy vào 6h sáng trước khi bắt đầu công việc“.

Ông Huang bắt đầu ngày mới bằng cách tập thể dục trước khi làm việc tới 14 tiếng trong ngày.

Theo Bloomberg, ông Jensen Huang hiện là người giàu thứ 20 trên thế giới, với tổng giá trị tài sản ròng ước tính lên tới 73 tỷ USD, tăng 29 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay. Thế nhưng giàu có cũng là một gánh nặng. Cụ thể, tại Hội nghị thượng đỉnh DealBook của New York Times vào năm 2023, ông Jensen cho biết: “Tôi không thức dậy với một cách tự hào và tự tin, thay vào đó là sự lo lắng“.

Nguyên nhân là vì Nvidia gần như bị phá sản vào cuối những năm 1990. Đây là một ký ức mà ông Huang khó có thể rũ bỏ. Hiện nay, Nvidia là công ty có giá trị hơn 2.000 tỷ USD, chỉ sau Microsoft và Apple, do nhu cầu về chip cần cho những ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Trên thực tế, tỷ phú Jensen Huang có tiêu chuẩn rất cao với bản thân. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình “60 Minites”, Jensen Huang mô tả ông là người “đòi hỏi, cầu toàn và không dễ làm việc“.

Ở tuổi 61, vị CEO này dường như vẫn chưa có dấu hiệu muốn giảm cường độ làm việc. Trên podcast 20VC vào tháng 3 vừa qua, khi ông Nicolai Tangen – CEO ngân hàng Norges Bank Investment Management hỏi về công việc, ông Huang nói rằng công việc của ông rất vất vả. Ông làm việc trong cả tuần và các ngày lễ nhưng lại không thấy áp lực. Thay vào đó, vị CEO của Nvidia cảm thấy thư giãn khi làm việc vì ông yêu thích công việc mình đang làm.

Nhưng tại Stripe Sessions, ông Huang không đồng ý với câu nói cho rằng “công việc tốt nhất là những việc khiến bạn hạnh phúc”.

Tôi làm việc từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ. Tôi làm việc 7 ngày một tuần. Khi không làm việc, tôi nghĩ về việc phải làm. Tôi ngồi xem phim nhưng không nhớ nội dung gì, bởi vì tôi đang nghĩ về công việc“, ông Huang chia sẻ.

Vị tỷ phú thích trò chuyện với nhân viên

Ngoài trừ những khi đi công tác, ông Jensen Huang thường dành nhiều thời gian để nói chuyện với các nhân viên của mình. “Mọi người ngạc nhiên về lượng thời gian tôi dành ra để ngồi ăn ở căng-tin, dù là bữa trưa hay bữa tối, để trò chuyện với các nhân viên. Mọi người cũng đều ngạc nhiên với việc tôi dành thời gian cho những cuộc họp đủ thể loại với tất cả nhân viên“, ông Huang cho biết.

Ông Jensen Huang cũng tự nhận ông là “người giám sát văn hóa” tại Nvidia. Không giống với nhiều CEO Big Tech khác, ông Huang ít khí chia sẻ về văn hóa công ty với báo chí. “Nếu muốn trở thành người bảo vệ văn hóa của doanh nghiệp, bạn không thể làm điều đó thông qua CNN hay Forbes. Thay vào đó, bạn chỉ cần trích 1% thời gian hoặc chia sẻ với nhiều nhân viên cùng một lúc. Vì vậy, tôi dành thời gian của tôi theo cách này“, ông Huang nói.

Tại Stripe Sessions, ông Huang chi biết, bản thân ông nhận khoảng 60 báo cáo trực tiếp mỗi ngày từ cấp dưới. Tại Nvidia, ngoài công việc, vị CEO này khuyến khích các nhân viên trong công ty gửi cho mình về 5 điều mà họ nghĩ đến nhiều nhất.

Tại Trường Kinh doanh Stanford ngày 25/4, ông Jensen Huang phát biểu: “Tôi không làm việc riêng lẻ. Đội ngũ nhân viên của tôi khá đông. Hầu hết những gì muốn nói, tôi sẽ nói với tất cả mọi người cùng lúc. Các CEO nên có nhiều người báo cáo trực tiếp nhất, vì từ đó họ có thể dẫn dắt được nhiều người khác đạt được sự vĩ đại, truyền cảm hứng vào trao quyền cho người khác“.

Theo quan điểm của ông Huang, đó là cách giúp giải quyết vấn đề, đồng thời cho phép người khác học hỏi bằng cách của họ (quyền tiếp cận thông tin như nhau) và nghe lý do của giải pháp, từ đó trao quyền cho mọi người.

Ngoài ra, ông Jensen Huang là người luôn tuân thủ lịch trình đề ra. Tuy nhiên, ông cố gắng dành thời gian của mình vào những lĩnh vực mà ông cho rằng sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến công ty. Chính vì vậy, ông nhiều lần yêu cầu trợ lý xóa các lịch trình có sẵn và thiết lập lại.

Bài viết tham khảo nguồn: Business Insider, Bloomberg, Financial Times

Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Optimized by Optimole
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x