Để trả lời câu này, trước hết tôi sẽ cho bạn một case, để xem bạn sẽ tư duy như thế nào: Giả sử bạn là người quản lý cửa hàng của một hãng giày thể thao, cửa hàng mở tại địa điểm đông đúc ở Sài Gòn đã nhiều năm, bạn có thuê một vài nhân viên để kinh doanh cửa hàng, mỗi tuần bạn đều sẽ đến cửa hàng một lần để nắm bắt tình hình kinh doanh, từ trước đến nay vẫn đều khá ổn định.
Tuy nhiên gần đây, bạn phát hiện kinh doanh càng ngày càng kém, lượng tiêu thụ vẫn luôn giảm sút, hơn nữa bạn còn phát hiện, một vài loại giày giá nhập thế nhưng còn đắt hơn cả giá giày bán lẻ ở trên Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…, rất nhiều khách tới cửa hàng thử giày nhưng kết quả lại lên trên mạng order.
Tinh thần cũng nhân viên cũng bắt đầu suy sụp, khách đến cửa hàng đều không chủ động ra nói chuyện, bạn vừa muốn răn đe nghiêm khắc thì đột nhiên có nhân viên xin nghỉ việc… Bạn thường đau đầu, tiền thuê nhà ở địa điểm này càng ngày càng đắt, hàng tồn kho cũng vì không bán được mà càng nhiều hơn, thậm chí đoạn đường vốn đông đúc, hiện tại người đi dạo phố cũng thưa thớt dần… Cửa hàng đã bắt đầu lỗ, mà bạn đã đầu tư quá nhiều chi phí vào sửa sang cùng hàng tổn kho, nếu như đóng cửa sẽ có tổn thất rất lớn, bạn trở nên sứt đầu mẻ trán…
Tạm dừng 30s ở đây, bạn sẽ làm gì trong lúc này?
Có vài người sẽ nói:
“Tất cả là do các kênh thương mại điện tử làm hại!”
“Tiền thuê nhà ngày càng cao, bán giày một tháng còn chưa đủ đóng tiền nhà, ai giờ mở cửa hàng thì người đấy lỗ…”
“Hiện tại thanh niên thật không có trách nhiệm! Kinh doanh mới có chút xuống liền chạy…”
Vẫn là bạn sẽ nghĩ như thế này?
“Nhân viên không chủ động, liền tăng tiền thưởng hoa hồng lên vậy, có tiền có thể sử quỷ thôi mà, tủ lạnh còn có thể bán cho người Eskimo, không tin là mấy đôi giày còn không thể bán, từ ngày mai tôi sẽ tự mình trông cửa hàng…”
“Tháng trước không phải có mấy doanh nghiệp đặt giày sao? Tháng này chúng ta chuẩn bị nhiều điện thoại, liên hệ nhiều doanh nghiệp, để doanh nghiệp làm khách hàng!”
“Hay là mở cửa hàng trên Shopee, chuyển hướng kinh doanh lên trên mạng…”
Hoặc là bạn sẽ tìm lối tắt?
“Thời đại biến hóa quá nhanh, thời đại mới nhất định có các phương pháp và kĩ xảo mà mình không biết, hay là đi học hỏi thêm… Nghe nói New Retail, O2O, The Experience Economy, C2M, Community-based economics… đều là các biện pháp có thể giải quyết vấn đề mình đang gặp phải”
“Những người tương tự giải quyết như thế nào nhỉ? Có thể hợp tác không nhỉ, mình sẽ đi giao lưu học hỏi vậy…”
Vì sao đối mặt cùng vấn đề, phản ứng của mỗi người và cách giải quyết lại khác nhau? Có người thù hằn với hiện trạng, có người trở nên chăm chỉ, có người lại lựa chọn học thêm, tìm kiếm biện pháp mới?
Vậy cách nào mới là chính xác? Người giỏi sẽ tư duy như thế nào? Đến đây, chúng ta sẽ dùng một khái niệm mới NLP (Neuro-Linguistic Programming) để giải thích hiện tượng này.
(NLP do nhà ngôn ngữ học John Grinder và nhà toán học Richard Bandler sáng tạo vào năm 1976, cựu tổng thống nước Mỹ Clinton, Microsoft – Bill Gates, đạo diễn Spielberg …, rất nhiều danh nhân thế giới đều áp dụng NLP, Top 500 doanh nghiệp thế giới có đến 60% chọn NLP để huấn luyện nhân viên, Neuro-Logical Levels là trung tâm của NLP).
Trên thế giới này, mỗi một sự kiện liên quan đến chúng ta đều sẽ được chúng ta trao cho một ý nghĩa nhất định. Như trong ví dụ, có người sẽ cảm thấy tất cả là bởi do Jack Ma (Taobao) hoặc Mark Zuckerberg (Facebook).
Bởi vì ý nghĩa mỗi người trao đi là bất đồng nên cách hiểu cũng sẽ là không giống nhau, do đó biện pháp giải quyết đương nhiên liền sẽ khác nhau.
“Neuro-Logical Levels” cho rằng với cách hiểu, chúng ta có thể chia ra 6 cấp độ từ cao đến thấp. Nếu bạn nhìn vấn đề từ cấp độ thấp sẽ thấy không thể giải quyết. Nhưng nếu nhìn vấn đề từ một cấp độ cao hơn, có lẽ sẽ trở thành một vấn đề rất đơn giản, thậm chí bản thân vấn đề cũng không còn là vấn đề. Ví dụ như trong thời đại xe ngựa, tất cả mọi người đều tìm kiếm những con ngựa chạy nhanh hơn, nhưng khi ô tô được phát minh, vấn đề này liền không còn tồn tại.
Để bạn có thể dễ hiểu hơn, chúng ta sẽ dùng mỗi cấp độ đại diện cho một người. Người có cấp độ càng cao, năng lực giải quyết vấn đề càng tốt, đó chính là người giỏi mà chúng ta cần tìm.
Tiếp theo, chúng ta sẽ từ case cửa hàng ban đầu xuất phát, nhìn xem 6 người này sẽ như thế nào tư duy, giải quyết vấn đề đang gặp phải…
Nhân tài hạng thứ 6
- Nickname: Người phụ nữ thù hằn
- Cấp độ tư duy (Logical Level): Môi trường (Environment)
- Tư duy điển hình: Tất cả sai lầm là do mọi người
Cấp độ tư duy thấp nhất là môi trường. Môi trường ở đây được hiểu như thế nào? Ngoại trừ bạn ra thì tất cả mọi thứ khác đều là môi trường: sếp, đồng nghiệp, công ty, đối thủ cạnh tranh, thị trường, thời tiết, dư luận xã hội….
Ở tầng tư duy này, nếu có nảy sinh vấn đề, họ sẽ kết luận là do “Môi trường không tốt” mới tạo thành vấn đề, ví dụ như:
– Công việc không suôn sẻ, bởi vì sếp ngu ngốc.
– Không có cơ hội thăng chức, vì công ty không có cơ chế thăng chức tốt, quá nghiêm ngặt
– Nhà quá đắt không mua được đều vì các bên bất động sản, chính phủ điều tiết không tốt, không có một người cha giàu có….
Tóm lại, vấn đề xảy ra không phải do tui, là do người khác, do công ty, do thị trường, do chính phủ, do may mắn, do tui sinh không gặp thời… Vậy nên, hướng giải quyết của người này cũng sẽ đi từ cấp độ tư duy của họ, ví dụ như:
– Công ty này không tốt, không có cơ hội thăng chức, vậy tui sẽ đổi công ty khác.
– Tìm bạn trai mới thôi, bạn trai hiện tại đối xử với tui càng ngày càng tệ…
Không biết bạn có tiếp xúc với những người như vậy? Chỉ cần tiếp xúc với họ thôi sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tiêu cực, cảm giác tất cả những gì kém may mắn, đau khổ trên thế giới đều trùng hợp ập đến với họ, vận mệnh cũng đầy chông gai…
Chúng ta thường gọi hành vi này là “thù hằn”, có phải bạn cũng đã từng khuyên những người này không cần thù hằn nữa? Những người đó cũng biết thù hằn là không tốt nhưng vẫn không thể ngừng được, đơn giản vì cấp độ tư duy của họ ở mức thấp nhất, tư duy của họ với thế giới luôn quay quanh môi trường xung quanh. Bởi vậy biện pháp tốt nhất mà họ có thể nghĩ tới là đổi một môi trường khác tốt hơn.
Nếu nhân tài hạng thứ 5 này gặp được vấn đề trong case, chắc ngoại trừ tức giận với tiền thuê nhà, công ty,… cũng sẽ không tìm được nguyên nhân để giải thích vấn đề này…
Nhân tài hạng thứ 5
- Nickname: Người hành động
- Cấp độ tư duy: Hành vi (Behavior)
- Tư duy điển hình: Mình cố gắng còn chưa đủ
Chúng ta sẽ đến một cấp độ cao hơn: Hành vi (Behavior). Nếu muốn giải quyết vấn đề, bạn phải hành động! Bạn không thể thay đổi môi trường, vậy bạn chỉ có thể thay đổi chính bạn. Vì sao bạn vẫn chưa thành công, đơn giản do bạn còn chưa đủ cố gắng. Nếu bạn không thay đổi, môi trường xung quanh sao có thể thay đổi? Nếu bạn không cải thiện, môi trường sao có thể cải thiện.
Ở cấp độ tư duy này, mọi người xung quanh thấy bạn là một người vô cùng lạc quan, ngập tràn năng lượng tích cực. Đây là những người không đầu hàng trước hoàn cảnh xung quanh, luôn tin tưởng “có công mài sắt có ngày nên kim”, chỉ cần cố gắng, chắc chắn sẽ có thay đổi.
Khi gặp phải vấn đề, họ sẽ nghĩ vấn đề là do “họ cố gắng chưa đủ”. Ví dụ như:
– Doanh thu quá thấp? Là do mình cố gắng chưa đủ
– Mua không được nhà, do mình cố gắng chưa đủ…
– Sự nghiệp thất bại, là do mình cố gắng chưa đủ…
Tóm lại, nếu phát sinh vấn đề, tìm tòi nguyên nhân từ bản thân trước, xem có phải do mình lười biếng, chưa đủ cố gắng…
Nếu bạn ở cấp độ: hành vi, vấn đề môi trường sẽ không còn quá quan trọng, bởi vì tất cả là do mình, bởi vì mình còn chưa đủ cố gắng. Muốn giải quyết vấn đề, bạn sẽ đi từ cấp độ tư duy hành vi để tìm biện pháp giải quyết, xem có thể thay đổi gì, ví dụ như:
– Một năm rồi chưa được tăng lương, đêm nay liền tăng ca thêm 1 tiếng.
– Vì sao bạn gái gần đây lạnh lùng với mình? Mình phải nhắn tin nhiều hơn 1 chút, gọi điện thoại quan tâm cô ấy nhiều hơn.
Quay lại case ban đầu, nếu nhân tài hạng thứ 4 gặp được vấn đề, họ sẽ giải quyết ra sao? Tui trả tiền nhà 24h mà mỗi chỉ mở hàng mỗi 8h/ ngày, như vậy quá thiệt. Vậy nên từ mai bắt đầu mở cửa 24h/ ngày, tui sẽ ở trong cửa hàng cả ngày luôn. Nhân viên có thời gian rảnh thì gọi điện tìm doanh nghiệp, tui cũng không tin là không tìm được ai. Nếu nhân viên lười biếng, tui sẽ tăng lương, tăng tiền hoa hồng, mỗi ngày đều có bữa ăn khuya, chỉ cần nhân viên cố gắng cống hiến, phúc lợi sẽ cực kì tốt.
Tuy nhiên, có phải càng cố gắng thì sẽ đạt được thành tích càng tốt? 200 năm trước, trung bình mỗi người làm việc 16 tiếng đồng hồ, 5000 năm trước, mọi người đi làm từ lúc mặt trời mới mọc cho đến khi mặt trời lặn… Nếu so sánh với bây giờ, họ càng chăm chỉ, càng cố gắng, nhưng giá trị tạo ra không bằng 1 phần vạn bây giờ.
Vì sao ư? Cố gắng, nỗ lực chỉ là điều kiện tất yếu của thành công, nhưng chỉ có mỗi nỗ lực thì lại hoàn toàn không đủ. Cấp độ tư duy này cho rằng bạn chỉ cần một tâm hồn sục sôi ý chí, cố gắng phấn đấu là có thể thành công. Tuy nhiên, thời đại đang thay đổi, đi lên rất nhanh, không phải chỉ dựa vào nỗ lực là có thể thành công, sẽ có những nhân tố càng quan trọng ở phía sau, vì vậy chúng ta sẽ tiếp tục đến cấp độ tư duy tiếp theo….
Nhân tài hạng thứ 4
- Nickname: Chiến thuật gia
- Cấp độ tư duy: Khả năng (Capability)
- Tư duy điển hình: Phương pháp chắc chắn sẽ nhiều hơn vấn đề
Thời kỳ nông nghiệp, mọi người cố gắng hơn hiện tại rất nhiều, nhưng lượng sản xuất không bằng được 1 phần vạn của bây giờ. Nguyên nhân do đâu? Đơn giản chỉ vì họ không trải qua cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc cách mạng thông tin, bọn họ không sử dụng máy móc, cũng không dùng internet để tăng cao hiệu suất.
Máy móc và internet là công cụ, nhưng bản chất lại tăng cao khả năng của bạn. 5000 năm trước, để trao đổi thông tin, bạn có thể phải cưỡi ngựa 3 ngày 3 đêm, còn hiện tại, thông qua internet, bạn không tốn đến 1s. Internet mở rộng khả năng trao đổi thông tin của bạn.
Thế nào là khả năng? Nếu bạn có thể sử dụng phương thức càng đơn giản, càng hiệu quả để giải quyết cùng một vấn đề, đó là khả năng.
Cấp độ tư duy ở mức này, nếu vấn đề phát sinh, họ sẽ nghĩ do “Khả năng của bản thân chưa đủ” mới gây ra vấn đề. Vậy nên, họ cũng sẽ từ tư duy “khả năng” đi tìm kiếm phương pháp tốt hơn. Ví dụ như:
– Cửa hàng kinh doanh không tốt, đó là do hình thức kinh doanh của tui quá cũ, vậy nên mình sẽ đi học phương pháp mới…
– Tình cảm với bạn trai gần đây không tốt, chắc chắn do khả năng giao tiếp không tốt, mình sẽ đi học thêm các kĩ xảo tăng cường khả năng giao tiếp…
– Trước kia tui là nhân viên sales, hiện tại mới được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Tuy nhiên, tình trạng doanh thu của team lại giảm sút, chắc chắn do khả năng quản lý của tui có vấn đề, trước đây đều chưa học các phương pháp quản lý, do vậy tui sẽ đi đăng kí MBA…
Những người này có khả năng học tập và ứng dụng rất tốt, có thể sử dụng các phương pháp đã học áp dụng vào thực tiễn, giúp cải thiện hiệu suất, giải quyết vấn đề. Họ hiểu rằng, bất kì vấn đề gì đều không hề tồn tại một cách độc lập, chắc chắn đã từng có người trải qua, chỉ là bạn còn chưa biết đến nó… Vậy nên, họ sẽ chọn cách đứng trên vai những người khổng lồ để học tập các kiến thức, kinh nghiệm tốt hơn, sau đó sẽ giải quyết vấn đề.
Nếu mọi người có tư duy ở tầng lớp này, thường sẽ có sự chăm chỉ, nỗ lực của cấp độ tư duy hành vi, lại thêm tư duy về khả năng, bình thường đều sẽ trở thành nhân sự cốt cán tầm trung của công ty, các vấn đề bình thường không thể làm khó bạn, bạn sẽ tìm ra được cách để giải quyết nó.
Nhân tài hạng thứ 3
- Nickname: Chiến lược gia
- Cấp độ tư duy: BVR (Believe/Value/Rule – Niềm tin, giá trị và luật lệ)
- Tư duy điển hình: Cái gì quan trọng hơn?
Nếu nói cấp độ tư duy khả năng là giải bài tập thì BVR chính là lựa chọn bài tập để giải, điều gì có thể làm, điều gì không thể làm? Điều gì quan trọng, điều gì có thể bỏ qua? BVR là gì?
- B (Believe): Niềm tin, bạn tin tưởng điều gì là đúng?….
- V (Value): Giá trị, bạn nghĩ giữa A và B, cái nào quan trọng hơn? Nội tâm của mỗi người đối với mỗi sự kiện, mỗi khái niệm đều sẽ gắn giá trị vào đó để so sánh… Giá trị mà mỗi người gắn cho sự kiện cũng là không giống nhau…Bởi vậy, khi xuất hiện lựa chọn giữa A và B, chúng ta sẽ chọn cái nào có giá trị cao hơn… Vì sao một vài người khó có thể đưa ra lựa chọn?… Đó là vì họ không có sự so sánh giá trị cho riêng mình, bởi vậy càng không hiểu cái nào có giá trị hơn, cũng khó có thể đưa ra lựa chọn.
- R (Rule): Luật lệ, làm việc hay làm người đều có nguyên tắc. Cái này cũng như luật lệ ở các công ty vậy, mỗi người cũng đều sẽ có nguyên tắc riêng của bản thân. Nó đến từ niềm tin và giá trị của mỗi người…
Bởi vậy, nếu cấp độ tư duy ở mức khả năng là bạn giải quyết được vấn đề thì BVR sẽ giúp bạn lựa chọn được vấn đề chính xác cần giải quyết. Ở trong cấp độ này, nếu xảy ra vấn đề, trong đầu họ sẽ nghĩ: “Đâu là vấn đề quan trọng nhất?” “Ngoại trừ những vấn đề này ra, còn vấn đề nào khác không?”.
Quay lại với case ban đầu, nhóm nhân tài hạng thứ 2 khả năng sẽ tư duy như sau: Tình trạng kinh doanh sụt giảm, có thể do nhiều yếu tố dưới đây tác động:
– Chi phí: Tiền thuê nhà ngày càng đắt hơn, hàng tồn kho, chi phí sửa sang, chi phí nhập hàng cao hơn giá bán ở trên Shopee, Lazada, Sendo, Tiki (gọi tắt là các trang thương mại điện tử)…
– Nhân viên: Tinh thần sụp giảm, một người xin nghỉ việc.
– Thị trường: Dòng người đi lại càng ngày càng ít, khách hàng càng quen với cách mua sắm trên mạng, giá còn rẻ hơn.
– Marketing: Hiện tại phương thức khá đơn điệu, chính là ở cửa hàng chờ khác.
– Phương thức: Hiện tại chỉ có duy nhất cửa hàng bán trực tiếp.
Các vấn đề khác không nhìn thấy là gì? Cách thức giao dịch trong thời đại Internet đã thay đổi: Giá ở các trang thương mại điện tử rẻ như vậy là do đã cắt bớt chi phí ở các khâu đoạn trung gian, từ nhà xưởng trực tiếp đến người mua, không cần trải qua nhà kho tổng, chuyển về tỉnh rồi về khu…
Ưu thế độc đáo của cửa hàng: Sản phẩm có thể sờ được, có thể đi thử, gia tăng trải nghiệm của khách hàng, có mức độ tin cậy cao. Như vậy, đâu mới là vấn đề mấu chốt nhất? Thì ra, nguyên nhân gây ra tất cả là do hiệu suất kết nối Internet cao hơn, khiến kết cấu giao dịch bị thay đổi, Gian hàng trên các trang thương mại điện tử bớt đi rất nhiều chi phí trung gian nên giá rẻ hơn, bợi vậy gây ra một loạt các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, cảm giác trải nghiệm tại cửa hàng, các trang thương mại điện tử không thể làm được.
Bởi vậy, bạn tạo lập ra 2 chiến lược trung tâm:
1, C2M: Nếu chủ cửa hàng trên thương mại điện tử có thể rút ngắn phân đoạn trung gian, cửa hàng của mình vì sao không thể làm như vậy? Cố gắng tìm mọi cách bỏ qua các khâu trung gian để hạ giá bán, tăng tỉ lệ bán.
2, The experience Economy: Tăng cường trải nghiệm tại cửa hàng, các hoạt động như vận động, trò chơi, giải trí…, ví dụ mở cuộc thi chạy trong toàn thành phố, ai thắng cuộc sẽ trở thành đại sứ, được cửa hàng tài trợ các trang thiết bị vận động trong cả năm, dùng các hoạt động làm điểm thu hút, hợp tác với các phương tiện trên mạng, cùng các cửa hàng khác tạo thành liên minh, đem sức mạnh tổng hợp để có lợi cho bản thân…
Đương nhiên, đây chỉ là ví dụ tui đưa ra, trong cuộc sống sẽ có rất nhiều cách và các trường hợp thành công khác. Tóm lại, chỉ cần dựa trên 2 chiến lược kia, các vấn đề khác của cửa hàng cũng sẽ giải quyết dễ dàng. Đây chính là cấp độ “BVR” đưa ra các phương án giải quyết, còn cấp độ “khả năng” sẽ là gặp được vấn đề nào tìm cách giải quyết vấn đề đó, dùng rất nhiều phương pháp để xử lí nhưng vấn đề cũng sẽ ngày một nhiều hơn, giải quyết mãi không xong.
Nếu mọi người cẩn thận nhìn sẽ phát hiện ra lỗ hổng trong đây, có thể đưa ra các lựa chọn như vậy bởi vì đều có tiêu chuẩn khách quan so sánh, nhưng nếu 2 lựa chọn đều đúng hoặc có tính chủ quan rất lớn thì phải làm sao? Ví dụ như, vẫn là case về cửa hàng, bạn có suy xét các vấn đề khác như:” Nhất định phải làm chủ cửa hàng sao? Hay đi làm thuê? Lấy năng lực của mình, chắc hẳn lương một năm cũng phải trăm vạn nhân dân tệ, còn không chịu rủi ro, việc gì phải gánh chịu vất vả?”
Đáp án của bạn sẽ là gì? Muốn giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần đến cấp độ tư duy tiếp theo.
Nhân tài hạng 2
- Nickname: Người thức tỉnh
- Cấp độ tư duy: Danh tính (Identity)
- Tư duy điển hình: Bởi vì tui là XXX, vậy nên tui sẽ XXX
Cấp độ tư duy ở tầng này là một cấp độ rất cao, vì mỗi một danh tính khác nhau sẽ có một BVR khác nhau, nó quyết định mỗi lần lựa chọn của bạn, phương hướng tương lai của cuộc đời. Ví dụ như: Bạn muốn trở thành một người thiết kế giày thể thao hay muốn trở thành một doanh nhân thành đạt với rất nhiều tiền? Hay muốn mở một nhãn hiệu giày thể thao mới, trở thành người sáng lập của nhãn hiệu đó… Nếu bạn xác định danh tính là khác nhau, cách xử lí và giải quyết vấn đề cũng sẽ khác. Nếu bạn muốn trở thành một người thiết kế giày thể thao, khả năng cao là bạn sẽ bán cửa hàng đi và đi làm thuê. Nếu bạn muốn mở một nhãn hiệu giày thể thao mới, bạn sẽ tìm một xưởng sản xuất, trực tiếp tạo ra các sản phẩm mới.
Có đôi lúc bạn không biết phải lựa chọn như thế nào, ngoại trừ việc không xác định được giá trị ưu tiên, điều quan trọng nhất có lẽ bạn không biết rằng mình muốn là một con người như thế nào?
Nếu bạn không biết mình muốn thành một người ra sao, sẽ không biết mình muốn gì, do đó không thể làm ra lựa chọn, nếu không thể làm ra lựa chọn cũng sẽ không còn chiến lược. Do đó, nếu xác định được danh tính rõ ràng, giải pháp cũng sẽ xuất hiện.
Con người có thể sẽ có rất nhiều thân phận (đây là sự bị động, là người khác gán cho) nhưng cũng sẽ chỉ có 1 danh tính (là sự chủ động, là người bạn muốn trở thành). Đối ứng với mỗi thân phận hoặc danh tính đều sẽ có một hệ thống BVR riêng. Nhưng với thân phận, nhiều khả năng BVR sẽ trở thành thứ trói buộc bạn, còn với danh tính, BVR sẽ là sự giúp đỡ tuyệt vời. Nếu trên người bạn đang đeo quá nhiều thân phận, sẽ rất khó để có thể tìm kiếm “danh tính” thật của bản thân. Khi bạn tìm được định vị chính xác cho “danh tính” của mình, bạn sẽ có BVR tương ứng, lại xây dựng cấp độ tư duy “khả năng”, tạo ra kế hoạch và hành động tương ứng, bạn sẽ trở thành nhân tài quan trọng.
Bạn có thể tự tạo được sự nghiệp của bản thân, thiết kế ra được những mẫu giày khiến mọi người phải hò hét…
Mà ở phía trên cũng những nhân tài hạng 1, tồn tại một nhóm người hiếm như lá mùa thu, họ là những người tạo nên kì tích, thay đổi thế giới, đi đầu cả một thời đại, họ có thể vì lý tưởng của mình mà hi sinh bản thân. Chúng ta sẽ đi đến cấp độ tư duy cuối cùng, đây là nhóm nhân tài đỉnh cao nhất.
Nhân tài hạng 1 đỉnh cao
- Nickname: Vĩ nhân
- Cấp độ tư duy: Sứ mệnh (Vision)
- Tư duy điển hình: Sự tồn tại của bạn là để thay đổi thế giới!
Cấp độ tư duy cao nhất này chính là sứ mệnh, là mối quan hệ giữa bạn và thế giới. Bạn sinh ra ở thế giới này vì điều gì? Bạn có thể đem lại gì cho xã hội, cho thế giới này? Thế giới này có bạn sẽ có gì thay đổi, khác biêt? Ở cấp độ tư duy này, mọi điều đều xoay quanh 2 chữ “vị tha”. Tui sẽ lựa chọn điều gì để đem lại lợi ích cho càng nhiều người? Làm sao mới có thể thúc đẩy sự tiến bộ của thời đại? Nếu có thể đạt được những điều đó, tui nguyện trao đổi mọi thứ, kể cả sinh mệnh của mình…
Tuy nhiên, cần nhắc lại một chút, cấp độ tư duy ở tầng cao hơn không thể tồn tại độc lập mà thoát ly cấp độ tư duy ở tầng dưới. Cấp độ tư duy ở tầng sứ mệnh nhất định phải dựa trên cơ sở cấp độ tư duy “danh tính”. Những người ở vào cấp độ này, tui không biết dùng những từ ngữ ra sao để miêu tả, chỉ có sự tôn trọng và kính ngưỡng với họ.
Họ có thể cư xử khác người, kiêu ngạo khó tính, bọn họ không dùng ánh mắt của người thường đi nhìn sự vật xung quanh, họ không muốn giữ gìn những gì đã cũ, cũng không thỏa mãn với hiện trạng. Bạn có thể ca ngợi họ, phản đối, hay nghi ngờ họ, chửi bới… nhưng không thể coi thường họ. Bới lẽ những gì họ làm đã thúc đẩy sự phát triển của nhân loại…
Quay trở lại với case ban đầu, nếu đem vấn đề đó cho những vĩ nhân giải quyết, họ sẽ giải quyết ra sao? Ai mà biết được chứ….? (Còn nữa)
Nguyễn An Huy
Theo Coocxe