Nhân viên ngân hàng lảng tránh phục vụ và mời cụ ông mặc quần áo rách muốn rút 500 triệu đồng ra ngoài chờ, rồi âm thầm báo cảnh sát
Vào tháng 6/2022, một ông lão tên Ziao ở Hải Nam (Trung Quốc) có mặt tại ngân hàng, mặc quần áo hơi rách và nói muốn rút 150.000 NDT (khoảng 526 triệu đồng) để gửi cho cháu trai đang đi học. Khi nhân viên ngân hàng thấy ông lão có vẻ ngoài tiều tụy rút số tiền mặt lớn như vậy thì lập tức cảnh giác. Tuy nhiên, khi được hỏi về mục đích rút tiền, ông lão từ chối trả lời.
Thấy vậy, nhân viên ngân hàng quyết định lảng tránh phục vụ và yêu cầu cụ ông ra ngoài để giải quyết một số việc. Đồng thời, nhân viên ngân hàng đã gọi báo cảnh sát vào cuộc. Sau nhiều lần bị cảnh sát thuyết phục và hỏi về mục đích rút tiền, ông lão vẫn từ chối trả lời và nhất quyết đòi rút 150.000 NDT.
Cuối cùng, ông nói rằng cháu trai ông đang học lớp 2 trường trung học cơ sở ở Hải Khẩu, Hải Nam và ông đang muốn gửi tiền cho cháu. Lúc này, cảnh sát cảm thấy lý do ông lão muốn rút 150.000 NDT tiền mặt để đem cho cháu là rất thiếu sót và không an toàn nên yêu cầu ông lão gọi cho con gái mình nhưng ông lão lại từ chối.
Trong cơn tuyệt vọng, cảnh sát đã tìm được số liên lạc của con gái ông lão thông qua hồ sơ ngân hàng. Khi gọi điện cho cô con gái thì cô ấy nói rằng: “Tôi không biết việc bố tôi rút tiền, còn cháu thì không cần tiền vì gia đình đã lo toàn bộ”.
Tuy nhiên, con gái nói với cảnh sát rằng vì bố cô sống một mình, không ở với con cái trong thời gian dà. Cô được biết qua người thân rằng, bố cô đang tham gia đầu tư vào một sản phẩm có tên “Quỹ giáo dục” có lợi tức đầu tư cao và cô bị nghi ngờ bị lừa đảo.
Sau khi biết được tình hình, cảnh sát tiếp tục làm việc với ông lão và nói với ông lão rằng đã bàn bạc với con gái về việc tạm thời không rút tiền mặt mà sẽ chuyển vào tài khoản gửi tiết kiệm thường xuyên trong một năm.
Khi cảnh sát hỏi về khoản đầu tư, ông lão thú thật, ông muốn rút tiền đề đầu tư online. Ông nói rằng một người đã giới thiệu gói đầu tư này cho ông, họ bảo ông chỉ cần đưa tiền cho họ rồi họ sẽ lập tài khoản và giúp ông đầu tư. Đặc biệt, mọi khoản đầu tư đều thực hiện online nên rất tiện lợi.
Cảnh sát quyết định điều tra sản phẩm đầu tư tên “Quỹ giáo dục” này và phát hiện đây là một thủ đoạn lừa đảo trực tuyến. Những đối tượng lừa đảo thường nhắm vào người lớn tuổi có tiền tiết kiệm, chúng sẽ dụ dỗ nạn nhân đưa tiền để mở tài khoản rồi hướng dẫn nạn nhân đầu tư từ xa.
Qua trường hợp của ông Ziao, cảnh sát khuyến cao, mọi người tuyệt đối không tham gia đầu tư vào các trang web đầu tư tài chính khi chưa tìm hiểu kỹ về phía chủ quản hoặc công ty quản trị trang, cũng như không tham gia các trang kêu gọi đầu tư online.
Nếu tham gia đầu tư, người đầu tư sẽ đứng trước rủi ro rất lớn, có thể bị chiếm đoạt, mất toàn bộ tiền đầu tư. Mọi người có thể tìm hiểu về các app, dịch vụ, sản phẩm đầu tư của các công ty quản lý quỹ được cấp phép tại website của các công ty quản lý quỹ.
Khi nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo, mọi người cần đến Cơ quan công an trình báo để được giải quyết theo quy định của pháp luật. Người dân cần phải hết sức cảnh giác và thận trọng trước các lời mời về đầu tư tài chính trên các mạng xã hội, website,… để tránh trở thành “miếng mồi ngon” cho những kẻ lừa đảo.