Muốn khởi nghiệp tuổi 30 phải chú ý 3 ĐIỀU: Bí quyết giúp tỷ phú Jeff Bezos, ông “trùm” gia vị Việt, Mark Zuckerberg thành công
Khởi nghiệp luôn là vấn đề được bàn luận sôi nổi, nhiều người bối rối không biết nên khởi nghiệp sớm hay muộn. Khởi nghiệp là một trong những con đường ngắn giúp bạn thăng tiến, và cũng là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp. Tuy nhiên, ở độ tuổi ngoài 30, khởi nghiệp không phải là một lựa chọn dễ dàng, do đó nhiều người không đủ can đảm sẽ không dám thực hiện, từ đó họ tự làm mất cơ hội đổi đời của mình.
Dưới đây là những cách giải quyết những vấn đề về khởi nghiệp mà nhiều người ngoài 30 tuổi lo lắng, giúp bạn thêm tự tin hơn đối với quyết định khởi nghiệp của mình:
1. Lựa chọn giữa việc đi làm và khởi nghiệp
Nhiều người chỉ lựa chọn đi làm vì họ không có tham vọng và dũng khí để khởi nghiệp. Một phần do công việc nhân viên tương đối ổn định và ít căng thẳng. Tuy nhiên, những người lao động luôn bối rối khi họ cân nhắc về vấn đề khởi nghiệp. Họ muốn có một cuộc sống thoải mái khi làm việc, nhưng cũng muốn được hưởng thụ sự giàu có đến từ việc tự kinh doanh, nhưng áp lực thất bại trong việc khởi nghiệp lại khiến họ lo lắng.
Nếu lựa chọn con đường an nhàn, từ năm này qua năm khác, bạn sẽ bị vướng vào cuộc sống lao động bình thường, lập gia đình, mua nhà và trả hết khởn nợ kếch xù. Những hoài bão khát vọng một thời của bạn dần bị nhấn chìm, khiến bạn đi làm trong trạng thái vật vờ, không thể hoàn thành tốt công việc hiện tại.
Nếu bạn làm công việc nhân viên, bạn chỉ cần làm việc đủ 8 tiếng một ngày. Nhưng nếu bạn bắt đầu kinh doanh thì làm việc 8 tiếng một ngày là không đủ. Tuy nhiên, bạn không thể phàn nàn, vì đó là con đường bạn đã chọn, dù khó khăn đến mấy cũng phải đi.
Ngoài ra, để làm những công việc bình thường, bạn chỉ cần thành thạo các kiến thức chuyên môn trong phạm vi hiểu biết. Ngược lại, để khởi nghiệp, bạn cần phải trở thành một người toàn diện và phải chấp nhận những rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt, bạn sẽ phải chịu đựng sự hoài nghi và những lời đàm tiếu từ mọi người xung quanh, thậm chí là người thân và bạn bè lâu năm.
Tuy nhiên, nếu bạn chùn bước và bỏ cuộc, bạn sẽ có tâm lý tránh né việc kinh doanh và mãi không thể thành công. Mặc dù 99,9% người mới khởi nghiệp thường thất bại nhưng khả năng của họ đã tiến bộ hơn một bậc so với những nhân viên bình thường. Từ góc độ này, việc kinh doanh thất bại, nhưng sự phát triển bản thân lại thành công.
Để có thể khởi nghiệp hiệu quả, bạn nên vừa làm việc để tích lũy vốn, vừa học hỏi thêm kiến thức kinh doanh và hoàn thiện bản thân. Xác suất khởi nghiệp thành công phụ thuộc vào nền tảng kiến thức của bạn.
Jeff Bezos là một ví dụ điển hình cho việc sẵn sàng từ bỏ công việc ổn định để khởi nghiệp ở tuổi 30. Dù đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch ở một công ty tín thác ngân hàng và được đánh giá cao, Jeff Bezos vẫn hy vọng thành lập một công ty công nghệ như Microsoft. Do đó, ông từ bỏ mức lương hậu hĩnh và bắt đầu hành trình khởi nghiệp.
Khi bắt đầu kinh doanh, Jeff Benzos đầu tư phần lớn số tiền của mình vào việc xây dựng trang web, kho bãi và hậu cần. Và văn phòng của ông chỉ là một gara. Thời gian đầu khởi nghiệp, kế hoạch của ông không được mọi người ủng hộ nhưng ông vẫn kiên trì với niềm tin vững chắc. Với nỗ lực của ông, Amazon do ông sáng lập đã phát triển nhanh chóng, từ một trang web nhỏ bán sách trở thành công ty mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới với đa dạng sản phẩm.
2. Sự khác biệt giữa khởi nghiệp sớm và khởi nghiệp muộn
Khi lựa chọn khởi nghiệp sớm, có thể bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề không có vốn, không đủ tài nguyên. Tuy nhiên, chỉ cần bạn giữ vững suy nghĩ không muốn tầm thường và khao khát thay đổi vận mệnh, nguồn lực sẽ dần được tích lũy.
Chẳng hạn nếu bạn muốn kinh doanh nhà hàng mà chưa tích lũy đủ vốn, kinh nghiệm, tài nguyên thì có thể thử kinh doanh đồ ăn nhỏ theo mô hình vỉa hè, xe đẩy,… Ngay cả một quán hàng rong nhỏ nếu làm tốt cũng giúp bạn tích lũy được tiền bạc, trải nghiệm trước khi làm điều lớn.
Trước khi bắt đầu làm bất cứ điều gì, bạn đừng nên đưa ra hàng loạt những hạn chế không đáng kể. Kiểu suy nghĩ này sẽ hạn chế bước tiến dẫn tới sự thành công. Thất bại trong khởi nghiệp thực chất là nền móng cho sự thành công. Bạn không nên sợ thất bại mà hãy học cách tổng hợp kinh nghiệm để áp dụng cho những lần sau.
Đối với những người bắt đầu kinh doanh sớm, vốn liếng của họ là tuổi trẻ. Họ có nghị lực mạnh mẽ và động lực dũng cảm tiến về phía trước. Dự án họ lựa chọn có thể quy mô nhỏ, số vốn đầu tư thấp, áp lực lớn nhất là việc không thành công cũng khó làm họ nản chí. Tuy nhiên, ở độ tuổi trung niên, có gia đình và cuộc sống ổn định, người ta sẽ càng sợ không thể gánh chịu hậu quả của sự thất bại. Càng lớn tuổi, bạn sẽ càng mất đi nhiều năng lực làm việc, cảm giác khủng hoảng trở nên mạnh mẽ và nảy sinh thêm nhiều mối lo ngại.
Dù việc khởi nghiệp thành công hay thất bại, cuối cùng thì ai cũng sẽ có những trải nghiệm khó khăn riêng. Rất nhiều người khởi nghiệp chùn bước, bỏ cuộc, họ kể cho những người xung quanh về những trải nghiệm thất bại. Vì vậy, 80% người sợ hãi trước khi khởi nghiệp, và họ còn đề cập đến điều này khi biết người quen bắt đầu kinh doanh.
Mặc dù vậy, vẫn có những người khởi nghiệp muộn nhưng gặt hái được nhiều thành công. Chẳng hạn như câu chuyện của ông Nguyễn Trung Dũng, người sáng lập Công ty cổ phần DH Foods. Dù nhiều lần khởi nghiệp thất bại, ông vẫn không bỏ cuộc mà luôn cố gắng giữ vững niềm tin khởi nghiệp của mình.
Nhờ vào kinh nghiệm kinh doanh và sự kiên trì, ông đã trở thành doanh nhân thành đạt, “ông trùm” của gia vị Việt, gây dựng sự nghiệp ở tuổi 50 sau khi từ Ba Lan về. Tuy nhiên, nếu có đủ kiến thức và trình độ, tốt hơn hết là bạn nên lựa chọn khởi nghiệp sớm, vì bạn sẽ thành công sớm hơn và nhanh chóng có được khối tài sản khổng lồ ở những năm tháng tuổi trẻ.
3. Thời điểm tốt nhất để khởi nghiệp
Khi khởi nghiệp, có một việc bạn nhất định phải làm, đó là học hỏi. Chỉ cần bạn sẵn sàng khởi nghiệp, học hỏi và phát triển thì điều kiện để khởi nghiệp sẽ chín muồi và thời cơ kinh doanh sẽ đến.
Nếu bạn bắt đầu tìm hiểu về tư duy kinh doanh từ khi đang đi học, bạn có thể bắt đầu công việc khởi nghiệp của riêng mình trước khi tốt nghiệp. Điểm chung ở những trường hợp khởi nghiệp thành công của sinh viên đại học là sự học hỏi trước. Khi bạn quan tâm đến kiến thức kinh doanh thì đã đến lúc bắt đầu công việc của riêng mình.
Chẳng hạn như Mark Zuckerberg, với ý tưởng khởi nghiệp độc đáo về một mạng xã hội lớn dành cho mọi người, anh quyết định bỏ học Harvard để cùng những người bạn thành lập Facebook. Việc Mark Zuckerberg bỏ học không phải là quyết định bốc đồng. Trước đó, khi còn là sinh viên năm 2, anh có thành lập một trang web mang tên Facemash. Dù trang web này đã có những thành công nhất định, tuy nhiên nhà trường cho rằng ứng dụng này của anh vi phạm quyền riêng tư của học sinh và buộc anh phải bủy bỏ.
Vì vậy, nếu ý tưởng khởi nghiệp của bạn không đảm bảo khả năng thành công, bạn không nên bỏ bê việc học hành của mình, vì những ý tưởng khởi nghiệp nông nổi chỉ là nhất thời, tri thức mới là thứ giúp bạn đi đến những thành công trong sự nghiệp.
Tổng hợp