Khi con cái đòi hỏi 2 thứ này, cha mẹ nhất định phải từ chối: Nếu thuận theo, có thể biến con thành “kẻ thù”
Cha mẹ trên đời thường có tình yêu thương vị tha, trong sáng dành cho con cái, họ thường thích dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, nếu tình yêu không có “mức độ” thì cuối cùng sẽ dẫn đến thảm họa.
Ảnh minh họa
Để tránh hậu quả không mong muốn này, trong quá tình giáo dục, nếu con xin bạn hai thứ, hãy từ chối vì nếu thuận theo, có thể biến con thành “kẻ thù”.
1. Bắt cha mẹ phục vụ mình
Cách đây một thời gian, ở Trung Quốc có một tin tức về “Người đàn ông 29 tuổi kiện bố mẹ vì không chu cấp cho mình” khiến mọi người phải thở dài.
Người đàn ông này tên là Dương Xuân (tên nhân vật đã thay đổi), sở thích lớn nhất của anh vào các ngày trong tuần là nằm trên giường và chơi điện thoại di động. Gia đình họ sống trong một ngôi nhà rộng 15 mét vuông. Mẹ của Dương Xuân mắc bệnh tiểu đường và uống thuốc thường xuyên, chi phí thuốc men phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập ít ỏi của người cha. Trước đây Dương Xuân từng làm công việc bốc vác và đếm hàng, nhưng nghỉ việc sau khi thấy quá mệt mỏi. Bố mẹ Dương Xuân không chỉ trích con vì họ không muốn con trai mình cũng vất vả.
Công việc khiến anh hài lòng nhất là làm người mẫu vẽ tranh tại Học viện Mỹ thuật, nơi chỉ cần ngồi một chỗ. Nhưng Dương Xuân không thích lương thấp và ngồi suốt cũng không thoải mái nên đã từ bỏ. Cuối cùng, Dương Xuân chọn cách sống để bố mẹ nuôi dưỡng cả đời, không muốn làm gì cả.
Bố Dương Xuân không chịu nổi nên đuổi con ra khỏi nhà nên anh nghĩ đến việc kiện bố, mong kết tội ông “không nuôi mình”.
Dương Xuân được cha mẹ cưng chiều từ khi còn nhỏ, dù có yêu cầu gì đi chăng nữa, họ cũng sẽ làm mọi cách để thỏa mãn. Điều họ không ngờ tới là sự phục vụ không đáy thực sự làm hại con trai và biến họ trở thành kẻ thù của nhau.
Tình thương của cha mẹ chỉ có thể đồng hành cùng con một thời gian chứ chắc chắn không thể suốt đời. Có quá nhiều con đường mà chúng phải tự mình bước đi thay vì nhờ cha mẹ gánh vác. Càng yêu thương con cái thì càng phải có điểm mấu chốt, nếu không cuối cùng bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về những lỗi lầm mình mắc phải.
2. Đòi hỏi sự trợ giúp không phù hợp
Có câu chuyện về một cô con gái nọ, lúc đầu lấy chồng rất vui vẻ nhưng sau đó thường kể với mẹ về những chuyện vụn vặt giữa mình và chồng. Mỗi khi người mẹ thấy có chuyện gì đó không ổn, bà lại xuất hiện tham gia vào cuộc cãi vã hay quyết định thay cho con gái. Bà cho rằng, nhất định không để con gái phải chịu bất kỳ sự bất công nào nên thường gọi con rể đến mắng mỏ, thậm chí chuyển đến giúp con gái trông nhà, điều này khiến con rể rất khó chịu. Thay vì giảm bớt mâu thuẫn, cả nhà lại càng bất hòa.
Có một quan điểm rất sâu sắc: “Khoảng cách tốt nhất giữa cha mẹ và con cái là duy trì khoảng cách bằng một bát canh”. Làm một bát canh gửi cho con cái, nhiệt độ canh vừa phải, khiến ai cũng cảm thấy ấm áp trong lòng… Quá gần sẽ quá nóng, quá xa sẽ quá lạnh, chỉ có khoảng cách phù hợp mới có thể khiến người ta cảm thấy thoải mái.
Nguyên tắc này cũng nên được tuân theo giữa các thành viên trong gia đình. Không can thiệp vào sự lựa chọn của trẻ là tôn trọng trẻ; không can thiệp vào công việc của con là bảo vệ gia đình; không làm xáo trộn khoảng cách là duy trì tình cảm. Những bậc cha mẹ thực sự thông minh biết cách tập trung vào cuộc sống của chính mình và sống một cuộc sống tốt đẹp trong những năm cuối đời.
Sự giúp đỡ càng không đo lường được thì càng dễ gây ra quá nhiều mâu thuẫn.
Cha mẹ yêu thương con cái là điều đương nhiên nhưng cũng cần phải rõ ràng về cách giúp đỡ con và không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con. Sự giúp đỡ không đúng cách tưởng chừng như đang giúp ích cho con nhưng thực chất nó đang dần làm tổn thương, khiến mâu thuẫn ngày càng căng thẳng và gây ra nhiều rắc rối hơn.
Không giúp đỡ con quá mức đồng nghĩa với việc con phải chịu trách nhiệm về con đường sống của chính mình. Dù có mắc sai lầm thì con cũng phải tự chịu đựng. Chỉ khi học hỏi và trưởng thành thì con mới có thể sống tốt.
Nếu bạn làm mọi việc hoặc quyết định thay chúng sẽ chỉ khiến con mất đi khả năng trưởng thành, không bao giờ có thể sống tốt cuộc sống của chính mình mà thay vào đó còn oán hận những hành vi của cha mẹ.
Số phận giữa cha mẹ và con cái là một vòng luẩn quẩn nhận và cho, trong khi tình yêu đích thực thường bao hàm sự cho và nhận có chừng mực. Việc chiều chuộng, can thiệp không có điểm mấu chốt sẽ chỉ khiến trẻ bị lệ thuộc, không thể tự lập, cuối cùng sẽ gây hại cho trẻ trong suốt cuộc đời.