Đi xin việc, nam sinh viết 1 cụm từ vào CV liền bị loại luôn, 4 năm học ĐH coi như bỏ: Mong không ai mắc lỗi này
CV, hay sơ yếu lý lịch, có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình xin việc vì nó là thông điệp đầu tiên mà nhà tuyển dụng tiếp xúc để đánh giá khả năng và kinh nghiệm của ứng viên. CV tốt cần phải trình bày thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, học vấn, kỹ năng và thành tựu một cách rõ ràng, súc tích và chuyên nghiệp. Một CV nổi bật có thể giúp ứng viên tạo được ấn tượng đầu tiên tốt và tăng cơ hội được mời tham gia phỏng vấn.
Tín Trung là sinh viên mới tốt nghiệp tại một trường ĐH nổi tiếng tại Trung Quốc. Có nền tảng học vấn tốt cùng với đó là năng nổ tham gia các hoạt động ngoại khóa, nên khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc, nam sinh thầm nghĩ kiểu gì cũng kiếm được một công việc trong mơ. Tuy nhiên, trái ngược lại với suy nghĩ của mình, anh chàng ứng tuyển 7749 công việc khác nhau đều… thất bại. Lúc đầu anh nghĩ, nhà tuyển dụng đã đánh giá sai khả năng của mình chứ không có nghĩa lý gì lại trượt ngay từ vòng gửi xe như vậy.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, càng ứng tuyển, anh chàng càng thất vọng vì mãi chẳng được nhà tuyển dụng nào hồi âm. Cuối cùng, anh phải tìm đến sự trợ giúp của một “tiền bối” khóa trên hiện đang là trưởng phòng tuyển dụng tại một công ty khá có tiếng. Sau khi xem qua CV của Tín Trung, tiền bối trong nghề liền nói:
“Hồ sơ của em rất nhiều tiềm năng nhưng em đang bị mắc một lỗi sai, em có biết đó là gì không?”.
Tín Trung vô cùng hốt hoảng đáp: “Đó là gì ạ?”.
“Lỗi sai đó chính là em viết rất nhiều cụm ‘chịu trách nhiệm’ trong CV của mình. Khi viết CV, nhiều người chủ yếu tập trung vào phần định dạng, chẳng hạn như phông chữ, khoảng cách và số lượng trang, nhưng từ ngữ trong CV còn quan trọng hơn.
‘Chịu trách nhiệm’ cho một cái gì đó chỉ là một hoàn cảnh. Nếu em nói rằng ‘chịu trách nhiệm cho X’ là một cách nói khá chung chung để mô tả khả năng và thành tích của em. Rõ ràng là em phải là người có trách nhiệm rồi, bởi nếu không thì em chẳng mang lại bất kỳ giá trị gì cho công ty cả”, vị “tiền bối” của Tiến Trung tiết lộ.
Tại sao cần tránh từ này bằng mọi giá?
Theo các chuyên gia về sơ yếu lý lịch của Harvard, cơ hội được chú ý của bạn cao hơn nhiều khi bạn sử dụng những động từ mạnh, dễ lan tỏa và tràn đầy tự tin.
Giống như “tiền bối” của Tín Trung, Ken Coleman – tác giả cuốn sách bán chạy nhất From Paycheck to Purpose, người dẫn chương trình của The Ken Coleman Show và đồng thời là huấn luyện viên nghề nghiệp của Mỹ cũng cho rằng mọi người cũng nên bỏ cụm “chịu trách nhiệm” ra khỏi CV.
Ngoài ra, Ken Coleman cũng khuyên bạn nên tránh xa các từ mang hàm ý chung chung và các cụm từ khó hiểu. Đây là những từ mà bạn có thể nghe mọi người nói mọi lúc, nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng mơ hồ, không giúp nhà tuyển dụng nhận diện và phân biệt bạn với các ứng viên khác. Một vài ví dụ:
– Deep dive (đi sâu, chuyên sâu)
– Game plan (chiến lược đã được vạch ra trước)
– Hard worker (người làm việc chăm chỉ)
– Move the needle (tạo ra một sự thay đổi lớn)
– Synergize (điều phối, hiệp lực)
– Team player (làm việc nhóm tốt)
– Think outside the box (sáng tạo)
Ảnh minh họa
Những từ ngữ nên có trong sơ yếu lý lịch
Ngược lại, cũng có những từ ngữ mà nếu chúng xuất hiện trong CV thì CV của bạn có thể sẽ được “cộng điểm”. Đó chính là:
Nhóm từ miêu tả “khả năng lãnh đạo”
1. Chỉ đạo
2. Quản lý
3. Mũi nhọn
4. Giám sát
5. Đào tạo
Nhóm từ miêu tả “khả năng làm việc nhóm”
6. Cộng tác
7. Đóng góp
8. Tham gia
9. Hỗ trợ
10. Chung tay, cùng nhau
Nhóm từ miêu tả “kỹ năng giao tiếp”
11. Làm chủ
12. Kết nối
13. Xác định
14. Minh họa
15. Trình bày
Nhóm từ miêu tả “khả năng phát triển”
16. Nâng cao
17. Tăng cường
18. Cải thiện
19. Đẩy mạnh
20. Tối đa hóa
Nhóm từ miêu tả “khả năng sáng tạo”
21. Xây dựng
22. Tạo dựng
23. Phát triển
24. Truyền cảm hứng
Tổng hợp