Nữ quyền ở Việt Nam càng ngày càng trở nên độc hại, và càng biến thái một cách bệnh hoạn. Rõ ràng sự phát triển của xã hội, nhất là sự mở rộng của kinh tế thị trường, đa dạng biện pháp tránh thai cũng như nâng cao giáo dục phụ nữ sau năm 1945, cùng việc phát triển các ứng dụng hẹn hò trực tuyến đã đem lại nhiều quyền lợi hơn cho phụ nữ. Nhưng Nữ quyền đang bị hiểu lệch lạc. Gần như trở thành phong trào độc hại, làm cho chính người phụ nữ trẻ Việt Nam hiểu sai.
Sự độc hại của nữ quyền tân tự do
Điều đầu tiên, phải hiểu rằng bản chất của phong trào nữ quyền được xây dựng trên nền tảng của phong trào Marxist. Nghĩa là phong trào Nữ quyền điều cốt lõi của họ chính là đấu tranh theo tập thể, đề cao tính tập thể. Và hướng về phụ nữ đang ở tình trạng kinh tế bấp bênh như là công nhân, người giúp việc, người thuộc các chủng tộc đang bị kỳ thị hoặc các phụ nữ các nhóm thiểu số khác như người khuyết tật chẳng hạn.
Các KOLs, nhiều người nổi tiếng ở VIệt Nam dù chưa bao giờ nhận là một người theo Feminism hay là một Feminist nhưng phát ngôn của họ trước truyền thông và mạng xã hội luôn hướng đến các vấn đề về quyền của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Nhưng hãy xem xét kỹ những điều họ phát ngôn:
Đa số những người phụ nữ phát ngôn liên quan về nữ quyền trước truyền thông đại chúng ở Việt Nam thì là các beauty blogger, ca sĩ, diễn viên, mc.v.v.. Gần như họ thuộc tầng lớp tinh hoa của xã hội. Những phát ngôn của họ gần như không hướng về sự đoàn kết của phụ nữ hay hướng về các đối tượng lao động nữ bấp bênh. Mà phát ngôn của họ có thể xem xét các trường hợp sau đây:
Lê Mai Hằng gắn kết đấu tranh cho phụ nữ là việc không mặc áo ngực. Hiểu rõ rằng việc mặc trang phục là quyền tự do của phụ nữ. Và việc tình dục hóa cơ thể phụ nữ là điều không đúng. Nhưng video của cô Lê Mai Hằng, diễn ngôn của cô ta hướng tới việc đấu tranh cho phụ nữ và giành quyền bình đẳng là từ việc không mặc áo ngực. Đây là suy nghĩ sai lầm và cực đoan, có thể dẫn đến tư tưởng kiểu Phát xít nữ quyền độc hại. Vì trong xã hội hiện nay, nếu suy nghĩ kiểu utopia là tất cả phụ nữ không mặc áo ngực, hoặc ở trần nghĩa là phụ nữ sẽ bình đẳng nam giới là điều không đúng. Mà tiếp cận bất bình đẳng giới luôn nằm trong việc tái sản xuất lao động về giới. Khi mà trong xã hội, vị trí quan trọng của xã hội vẫn được ưu tiên cho nam giới. Nguồn gốc của thân thể phụ nữ và con người là một vấn đề chính trị cơ thể. Khi mà truyền thông, giải trí, và nhà nước luôn tình dục hóa, kiểm soát hóa cơ thể phụ nữ. Ở đây tôi đề xuất rằng chính là giáo dục giới tính cho trẻ em, khi mà dạy trẻ em trai và trẻ em gái tôn trọng cơ thể của nhau. Cũng như loại bỏ dần kiểm soát và tình dục hóa cơ thể phụ nữ.
Hương Giang: Cô này là đối tượng mà tôi xem là đáng phải mổ xẻ. Cực kỳ cẩn trọng. Cô ấy luôn đề cao việc phụ nữ kiếm nhiều tiền, độc lập về tài chính. Và gần như diễn ngôn của cô ấy cho rằng phụ nữ độc lập tài chính sẽ không phụ thuộc nam giới. Kiểu nữ quyền của cô ta là kiểu nữ quyền tân tự do điển hình.
Nữ quyền tân tự do là hướng tới cái tôi cá nhân, thay vì hướng đến tính tập thể. Trong xã hội tư bản, người phụ nữ dù bạn đang vị trí là công nhân hay kinh doanh, đều phải ra sức làm lụng điên cuồng để tích tiền và làm giàu. Chính điều này làm cho quên đi vai trò của phụ nữ trong việc đấu tranh giai cấp và đoàn kết tập thể đối chọi chủ nghĩa tư bản. Sau đó lại dùng số tiền kiếm được thỏa mãn nhu cầu cá nhân bằng việc mua sắm điên cuồng rơi vào vòng chủ nghĩa tiêu thụ, quên đi vị thế của phụ nữ trong lao động đang gặp bất bình đẳng.
MV của Hương Giang rất độc hại, thay vì kêu gọi phụ nữ đoàn kết. Luôn xây dựng hình ảnh phụ nữ đầy chia rẻ như đấu đá, âm mưu, toan tinh lẫn nhau trong việc giành giật người yêu, và đàn ông luôn ở vị thế trung tâm của việc giành giật người yêu đó. Điều này làm tái sản xuất và khẳng định lại quyền lực của nam giới thông qua các MV Hương Giang. Các MV của Hương Giang luôn xây dựng hình ảnh người phụ nữ thành đạt như đi xe hơi, có công việc kinh doanh thành công, luôn rơi vào các mối quan hệ tình cảm độc hại, và phụ nữ khao khát kiếm tìm tình yêu nhưng luôn bị chị em cùng giới ngăn cản, xây dựng hình ảnh đàn ông ai cũng là kẻ phụ bạc.
Tóm lại NỮ QUYỀN TÂN TỰ DO là kiểu nữ quyền luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, đề cao việc phụ nữ kiếm nhiều tiền, luôn đấu tranh rất cải lương như là việc trang phục mặc sao. Nhưng quên đi vai trò tập thể và hướng tới lao động nữ bấp bênh và nhóm nữ thiểu số khác.
Nữ quyền đem lại bình đẳng và tôn trọng cho người nữ. Chứ không phải đè lên đầu nam giới mà ngồi.
Phê phán nữ quyền tân tự do
Khi nói về quá trình xã hội hóa thì vai trò gia đình đóng góp vào xã hội hóa của mỗi cá nhân từ lúc ấu thơ. Gần như hình ảnh gian bếp của ngôi nhà luôn tràn ngập trong ký ức của mỗi người. Những thứ đồ vật trong gian bếp luôn gắn với dấu vết của những thành viên trong gia đình, nhất là hình ảnh người vợ/người mẹ để lại nhiều dấu vết ký ức nhất trong gian bếp. Và khi nhắc đến việc bếp núc thì người ta luôn liên tưởng vai trò phụ nữ trong không gian bếp núc ấy.
Bài viết “Để yên cho tôi làm đàn bà” của Trác Thúy Miêu, qua các bài viết của một số tác giả khác phê phán Trác Thúy Miêu có thể tựu chung luận điểm của họ là việc cố gắn hình ảnh của phụ nữ vào việc bếp núc của Trác Thúy Miêu làm tăng cường chủ nghĩa gia trưởng tại Việt Nam, thụt lùi lại công cuộc đấu tranh bình đẳng giới. Riêng đối với chúng tôi, chúng tôi suy tưởng vấn đề của Trác Thúy Miêu rộng hơn trong những vấn đề lao động của người phụ nữ trong gia đình về mặt cảm xúc và giá trị mà người phụ nữ tạo ra trong quá trình tái sản xuất khi ở nhà. Lập trường trong bài viết này của chúng tôi vẫn xuyên suốt là quan điểm của chủ nghĩa Marx làm kim chỉ nam cho mọi lập luận.
Dưới con mắt quan tâm của một người thực hành Nhân loại học, chúng tôi xem không gian mạng xã hội Facebook là nơi chúng tôi quan sát và lắng nghe các câu chuyện, mà cụ thể ở đây là bình luận về bài của của Trác Thúy Miêu, chúng tôi không chỉ quan tâm những bình luận phê phán bài viết, mà chúng tôi đặc biệt chú ý đến những bình luận ủng hộ Trác Thúy Miêu. Các bình luận ủng hộ Trác Thúy Miêu, từ phía nhiều người phụ nữ đã có gia đình khi mong muốn có thể nẫu bữa ăn ngon phục vụ cho gia đình của riêng họ, và họ xem việc bếp núc là nơi trải nghiệm cảm xúc của chính bản thân.
Ở đây, chúng tôi nhìn bài viết của Trác Thúy Miêu theo một góc độ khác là tác giả đang muốn chia sẻ quan điểm nhà bếp như là một không gian tự trị của người phụ nữ, đây là nơi thể hiện cảm xúc, và bản sắc (identity) của người phụ nữ đó. Điều này làm chúng tôi đặt vấn đề là Phụ nữ dưới góc độ giai cấp với công việc nhà trong gia đình ở xã hội tư bản có thật sự đang trải nghiệm cảm xúc, thể hiện bản sắc và là không gian tự trị của riêng họ không?
Chúng tôi mở rộng việc bếp núc ở đây là công việc nhà của người phụ nữ. Công việc nhà được chúng tôi định nghĩa là bao gồm nấu ăn, lau dọn vệ sinh, chăm sóc con cái, chăm sóc sức khỏe thành viên trong gia đình và cả việc quan hệ tình dục với chồng.
Chúng tôi chỉ xét trong bối cảnh Việt Nam, lịch sử đã cho thấy rõ vai trò gắn kết của người phụ nữ với bếp núc. Đối với những người theo thuyết Vị nữ Marxist (Marxist Feminism), chúng tôi không đấu tranh để tách người phụ nữ ra khỏi gian bếp của họ để mà bước vào chốn công sở. Mà chúng tôi đấu tranh việc chủ nghĩa tư bản đang bóc lột người phụ nữ đang làm việc nhà mà không trả lương cho họ. Dưới quan điểm Marxist phụ nữ đẻ ra đứa trẻ, mỗi ngày người phụ nữ đó chăm sóc đứa trẻ ấy khi nó trưởng thành trở thành công nhân cho nhà tư bản. Khi người cha, người con trở về nhà, chính người mẹ/người vợ lại chăm sóc cho họ để tái tạo sức lao động để phục vụ nhà tư bản cho ngày làm việc hôm sau. Nhà tư bản chỉ trả lương cho người đàn ông công nhân, nhưng không trả lương cho người phụ nữ đã tái sản xuất giá trị lao động cho người công nhân ấy. Trong kinh tế học chính thống, vẫn không xem việc nhà và công việc trong đơn vị gia đình là đóng góp cho kinh tế.
Mặt khác, trong chủ nghĩa tư bản hiện nay, Tư bản không chỉ bóc lột giá trị thặng dư của bạn thông qua đôi tay, đôi chân, khối óc, mà còn bóc lột cả cảm xúc của bạn. Trong nền kinh tế Tân-tự do hiện nay, chủ nghĩa tư bản đăng tăng doanh thu lợi nhuận bằng các ngành dịch vụ, vì thế đòi hỏi những nhân viên của mình lúc nào cũng phải tươi cười, niềm nở với khách, phải cúi chào khi khách vào ra, và phải cám ơn khi khách đến và đi. Cảm xúc không chỉ biểu hiện bằng nụ cười mà còn cái gật đầu, cúi lưng, tay đưa đúng vị trí. Chưa có thống kê cụ thể về nam và nữ trong ngành kinh tế cảm xúc như vậy, nhưng theo quan sát của chúng tôi, vai trò của người phụ nữ tham gia vào nền kinh tế cảm xúc này chiếm phần lớn.
Hãy thử tưởng tượng, người phụ nữ trong ngành kinh tế cảm xúc một ngày làm việc gần 10 tiếng đồng hồ, cơ thể của họ đã bị tư bản vắt kiệt từ sức khỏe cơ thể cho đến cả cảm xúc vì phải cười chào với khách. Khi đi về nhà, họ phải lao vào làm việc nhà từ nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh đến chăm sóc con cái. Họ không chỉ làm để tái sản xuất cho bản thân họ mà còn cho chồng họ, con họ. Đồng thời, việc nấu ăn, dọn dẹp chỉ là một phần phụ của việc tái sản xuất lao động cho người chồng, mà họ còn phải giúp người chồng tái sản xuất lại cảm xúc bằng việc đem niềm vui cho chồng khi ông ấy về nhà từ việc thông qua bữa ăn, thông qua lời nói, thậm chí thông qua việc quan hệ tình dục. Chính người phụ nữ đóng vai trò cho sự gắn kết gia đình như là đơn vị của xã hội. Tư bản bóc lột người chồng của họ, cũng đồng thời bóc lột việc tái sản xuất lao động của người vợ từ cơ thể đến cảm xúc nhưng lại không trả cho người phụ nữ ấy một đồng nào. Người phụ nữ chẳng khác nào đang là nô lệ của nhà tư bản.
Xét dưới góc độ giai cấp, người phụ nữ tư sản như Trác Thúy Miêu có thể xem việc nhà như là nơi tự trị, nơi chứa đựng cảm xúc mang bản sắc cá nhân người phụ nữ, vì đối với việc nhà thì cô ta có thể thuê người giúp việc, cô ta có thể đến nhà hàng để có một bữa tiệc sang trọng. Nhưng đối với những người phụ nữ vô sản khác đang phải miệt mài bán sức khỏe cơ thể trong các công xưởng, bán cảm xúc trong công việc dịch vụ lương thấp, và những người phụ nữ đang lao động trong các tình trạng độc hại, không được bảo hộ an toàn. Thì việc nhà có thật sự là thứ để họ trải nghiệm cảm xúc của bản thân?
Tóm lại, chủ nghĩa tư bản hiện nay lấy cắp cảm xúc và giá trị lao động người phụ nữ trong quá trình tái sản xuất lao động tại nhà mà không trả công. Việc nhà có thể là một lựa chọn cho người phụ nữ, cũng có thể là một lựa chọn cho người nam giới, nhưng dù bất kỳ bản dạng giới nào lựa chọn đi nữa, thì phải có một sự liên kết đấu tranh mạnh mẽ từ giai cấp vô sản trong việc đòi chủ nghĩa tư bản phải trả công cho người làm việc nhà.
Nguyễn Ngọc Trân | mtintuc.com