Bị Microsoft và Amazon từ chối, chàng trai rút kinh nghiệm làm lại CV và lập tức được Google “dang tay chào đón”, trả lương hậu hĩnh 7,6 tỷ đồng/năm
Sau khi kết thúc một ngày làm việc toàn thời gian tại Deloitte, Virmani sẽ dành 3 – 4 giờ để thực hành viết mã mỗi đêm và 2 giờ nữa để đọc về ngành Công nghệ. Anh cũng bắt đầu dành thời gian để giao lưu, gặp gỡ, trò chuyện với những người trong lĩnh vực này. Anh tìm hiểu kỹ về những thách thức mà họ có thể gặp phải trong công việc.
Dù cố gắng nhưng anh từng bị Microsoft và Amazon từ chối. Đến tận 6 tháng sau khi quyết định chuyển đổi nghề nghiệp, anh đảm nhận vai trò chuyên gia về máy học và dữ liệu tại văn phòng Google ở Seattle (Mỹ).
Đây là bản lý lịch mà anh ấy dùng để xin việc tại Google, công ty được trả hơn 300.000 USD/năm (khoảng 7,6 tỷ đồng/năm).
Không theo quy tắc sơ yếu lý lịch “chỉ một trang”
Nhìn lại bản lý lịch của mình 4 năm sau, Virmani cho biết anh sẽ thực hiện một số thay đổi về định dạng.
“Bản lý lịch này coi trọng mọi thứ như nhau, đó là điều tôi không thích,” anh nói. “Tôi sẽ có một mức độ quan trọng khác nhau, chẳng hạn như bản tóm tắt ở trên cùng, những thành tích đạt được và sau đó tôi sẽ chuyển sang kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn và kỹ năng kỹ thuật”.
Nhưng với cái nhìn sâu sắc hơn về những gì các nhà tuyển dụng như Google đánh giá cao, Virmani cho biết anh sẽ giữ nguyên một số điều – bao gồm cả độ dài của CV.
Bản lý lịch dài 2 trang mà Virmani dùng để ứng tuyển vào Google vào năm 2020. Ankit Virmani
– Không theo quy tắc sơ yếu lý lịch “chỉ một trang” để cải thiện khả năng đọc: Virmani đã phá vỡ quy tắc “chỉ một trang” và ưu tiên có một bản lý lịch ngắn gọn, sắp xếp khoa học. “Nó có các phần có cấu trúc rất gọn gàng và các đề mục cụ thể”. Người quản lý của anh tại Google đã nói với anh rằng, điều đã giúp họ hiểu rõ những thành tựu, công việc cụ thể cũng như sở thích của anh mà không cần phải đọc kỹ những dòng bên dưới.
– Nhấn mạnh nỗ lực của nhóm: Virmani cho biết một số người nêu bật quá mức những đóng góp của cá nhân trong lý lịch của họ: “Không bao giờ như vậy, ít nhất là theo kinh nghiệm của tôi, tôi luôn đề cao tinh thần đồng đội”. Đó là lý do tại sao anh tập trung một phần trong bản lý lịch của mình vào thành tích của đội nhóm. Anh chia sẻ: “Theo kinh nghiệm của tôi, Google đánh giá rất cao sự trung thực và khiêm tốn. Đó là văn hóa của công ty, không có điều gì vĩ đại mà một cá nhân đạt được”.
– Giữ lại một số chi tiết cho cuộc phỏng vấn: Virmani cho biết anh cẩn thận không giải thích quá mức về các dự án trước đây của mình để có thể khơi dậy sự tò mò và trò chuyện vui vẻ trong suốt cuộc phỏng vấn. “Nếu bạn đưa hết mọi thứ vào bản lý lịch, bạn sẽ hết những điều cần nói trong cuộc phỏng vấn”, Virmani cho biết.
Virmani không hề đơn độc trong việc quyết định về sơ yếu lý lịch “điển hình”. Kobayashi trở thành Giám đốc điều hành tài khoản tại Google sau khi cô chia sẻ video về lý do tại sao cô có thể đảm nhận vị trí này.
Cô đã gửi video chia sẻ lý lịch của mình. Cô đã mất đến 10 tiếng để tạo nó. Một nhà tuyển dụng của Google đã xem video và liên hệ với cô, và cuối cùng cô đã có công việc mơ ước với mức thu nhập hấp dẫn. Đối với Mariana Kobayashi, việc phá vỡ các chuẩn mực về lý lịch có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn hình thức viết.
Theo Business Insider