Trong thiên nhiên luôn có nhiều điều bất ngờ, đặc biệt là động vật. Trong thế giới của động vật luôn tồn tại nguyên tắc “kẻ mạnh nhất sống sót”.
Khi không thể trở nên mạnh mẽ hơn, chúng có thể bị các loài động vật khác làm bị thương hoặc thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cuộc đụng độ giữa trăn đá Trung Phi và lửng mật là một ví dụ.
Lửng mật, loài động vật vốn được mệnh danh là “Flathead Brother” (tạm dịch: Đại ca đầu bẹt), đi thẳng vào sách Kỷ lục Guinness với thành tích: Loài động vật dũng cảm và lì đòn nhất thế giới.
Tất nhiên, trăn đá không biết điều này. Nó không biết, loài lửng mật với vẻ ngoài bình thường, nếu không nói là dễ bắt nạt này lại từng đối đầu với báo hoa mai hay sư tử mà không một giây sợ hãi, chùn bước.
Tạo hóa ban tặng cho nó một khả năng tuyệt vời: Kháng được nọc độc của rắn. Không những thế, trong thế giới tự nhiên, lửng mật nổi tiếng là kẻ ít bị săn bởi các loài khác. Chúng có lớp da dày bảo vệ khỏi các cú cắn, có bộ móng vuốt cong dài và sắc nhọn cùng bản tính phòng vệ rất dữ dội, lì đòn.
Nhờ thân hình dài hơn 1 mét, cái đầu bẹt kích cỡ 15cm ở con đực cùng tích cách dữ dội mà lửng mật có biệt danh “Flathead Brother”.
Vậy, nếu một con trăn không có nọc độc, không nhanh nhẹn khi chủ động khiêu khích ‘đại ca’ này, kết cục chiến thắng sẽ thuộc về kẻ nào?
Hãy cùng theo dõi cuộc đụng độ một mất một còn dưới đây:
Lửng mật vs trăn đá Trung Phi
Một buổi sáng nọ tại Công viên Quốc gia Kruger gần biên giới Mozambique, có một con lửng mật đực đang đi đào dưới gốc cây. Vốn định tìm chỗ mát để thư giãn, nhưng thật không may, có 1 loài động vật dài gần 2 mét không để cho lửng mật tận hưởng khoảng thời gian này.
Một con trăn đá trước đó đã nhắm lửng mật làm bữa trưa, nhằm lấp đầy cái bụng đói của nó. Chớp lấy thời cơ lửng mật lơ là không cảnh giác, trăn đá lao thẳng về phía lửng mật. Giây tiếp theo, trăn thủ thế tấn công con mồi.
Lửng mật bị đối phương làm phiền, bản tính phòng vệ trỗi dậy mạnh mẽ, nó bắt đầu gầm lên dữ dội.
Vài giây sau, lửng mật lao vào con trăn cắn tới tấp ở phần thân và phần đầu đối phương. Con trăn chống cự một cách tuyệt vọng. 10 giây tiếp theo, sinh vật to lớn nổi tiếng với khả năng xiết chặt con mồi đó lại nằm im bất động trong hàm lửng mật.
Ảnh: Susan McConnell
Ảnh: Susan McConnell
Ảnh: Susan McConnell
Ảnh: Susan McConnell
Ảnh: Susan McConnell
Bộ hàm của lửng mật ngoạm gọn cổ trăn. Buổi trưa nghỉ ngơi của lửng mật nhanh chóng trở thành bữa đại tiệc tuyệt vời.
Toàn bộ cuộc chiến chớp nhoáng này được Susan McConnell – Giáo sư Khoa Sinh học tại Đại học Stanford (Mỹ) chụp lại.
Lửng mật vs hổ mang
Trong một bối cảnh khác, lửng mật lại bị một con rắn hổ mang làm phiền. Cuộc chiến giữa kẻ sở hữu khả năng kháng nọc độc chết người của rắn với sinh vật dài hàng mét, hung tợn và chứa đầy độc tố sẽ ra sao? Liệu con rắn hổ mang có chung kết cục như trăn đá Trung Phi?
Hầu hết loài lửng mật thích sống và kiếm ăn một mình trên thảo nguyên châu Phi rộng lớn. Ở trên cạn, danh sách các món ăn khoái khẩu của nó lên đến con số hàng chục. Chúng không ngán bất cứ loài nào biết đi, kể cả sư tử.
Hơn nữa, lửng mật không thích bị làm phiền bởi bất cứ kẻ nào, bởi một khi sự thoải mái bị phá vỡ, chúng sẽ trở nên vô cùng đáng sợ.
Tình huống nó đụng độ rắn hổ mang là một ví dụ.
Đang đi lang thang kiếm mồi, rắn hổ mang bất ngờ gặp lửng mật. Với bản tính hung hăng khi bị đe dọa, hổ mang chúa dựng cao phần thân trước, bành phần đầu rộng ra về phía đối thủ.
Trớ trêu thay, màn ‘giương oai diễu võ’ đó không làm lửng mật sợ hãi bởi da của chúng quá dày và bởi chúng có khả năng kháng nọc độc chết người của rắn độc.
Phần còn lại của câu chuyện rất dễ đoán ra. Lửng mật chỉ việc dùng bộ hàm sắc của mình cắn ngập vào thân hổ mang. Không lâu sau, cái đầu của con rắn đã nằm gọn trong miệng lửng mật.
Lửng mật chậm rãi thưởng thức bữa trưa ngon tuyệt của mình sau chuyến đi săn chớp nhoáng.
Tham khảo: Sohu