Image Alt

ᴍTintuc

  /  Giáo dục   /  Nhiều cha mẹ vì hiểu sai 1 chữ “GIÀU” mà gây hại cho cuộc đời con cái: Càng nhận ra muộn, hậu quả càng lớn

Nhiều cha mẹ vì hiểu sai 1 chữ “GIÀU” mà gây hại cho cuộc đời con cái: Càng nhận ra muộn, hậu quả càng lớn

Cha mẹ đều mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, để con đủ đầy, không thua bè kém bạn. Nhưng nuôi con “giàu có” cũng phải đúng cách, nếu không sẽ chỉ tự chuốc lấy thất bại và hủy hoại đứa trẻ mà thôi.

Trong mắt một số bậc cha mẹ, cái gọi là nuôi con “giàu có” nghĩa là cung cấp và thỏa mãn về vật chất. Tuy nhiên, việc cung phụng một cách mù quáng thường khiến trẻ trở nên vô ơn, không biết trân trọng và trở thành người phung phí, ích kỷ.

Một số cha mẹ lại cho rằng nuôi dạy “con cái giàu” đồng nghĩa với việc cho con thật nhiều tình yêu thương, thật nhiều sức mạnh tinh thần, bất kể điều kiện vật chất ra sao. Điều này không có gì sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Nếu chỉ có sự hỗ trợ tinh thần mà không có của cải vật chất, liệu con cái có thực sự đủ nghị lực để hiểu được ý tốt của cha mẹ? Giữa một đám trẻ con đủ đầy, nếu không có gì, liệu con có thực sự cảm thấy thấp kém không?

Nuôi dạy một đứa trẻ giàu thực ra không chỉ là một câu nói đơn giản “hãy yêu thương nó thật nhiều”, cũng không phải là sự hỗ trợ bằng lời nói.

Nhiều cha mẹ vì hiểu sai 1 chữ GIÀU mà gây hại cho cuộc đời con cái: Càng nhận ra muộn, hậu quả càng lớn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việc “làm giàu” đúng cách có thể mang lại lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc đời; “làm giàu” không đúng cách có thể biến một đứa trẻ thành một người ỷ lại. Vậy, là cha mẹ, bạn nên làm gì?

1. “Nuôi con giàu” là sự đảm bảo thỏa mãn cơ bản về vật chất, giúp trẻ không cảm thấy tự ti vì “không có một viên kẹo”

Sự hài lòng về vật chất không có nghĩa là chúng ta phải đáp ứng mọi nhu cầu của con cái. Đó đơn giản chỉ là làm cho con không cảm thấy thấp kém hay rụt rè về mặt vật chất.

Có một câu chuyện khiến nhiều bậc phụ huynh đau lòng. Một bà mẹ dẫn con gái đến cửa hàng để mua đồ. Cô bé rất muốn ăn cây kem nhưng người mẹ một mực nói: “Nhà mình nghèo” và nhất quyết đưa con đi.

Câu nói “Nhà mình nghèo” đã trở thành cơn ác mộng xuyên suốt cuộc đời cô bé. Khi lớn lên, trải nghiệm “thiếu thốn vật chất” thời thơ ấu khiến cô cảm thấy rất tự ti và ngại phấn đấu. Về tiền bạc, cô đặc biệt keo kiệt. Kết quả là, khi cuối cùng có đủ nguồn tài chính để thực hiện một trong những mong muốn của mình, cô đã quên mất điều mà mình mong muốn nhất.

Với trẻ em, sự thỏa mãn về vật chất phù hợp có thể khiến chúng tự tin hơn, cảm thấy được trân trọng và quan tâm hơn để có thể bình tĩnh hơn đối mặt với tương lai.

Trái tim của trẻ nhỏ rất nhỏ bé, đôi khi một viên kẹo cũng có thể lấp đầy. Nhưng khi viên kẹo không được thỏa mãn kịp thời, tổn thương tâm lý gây ra cho trẻ sẽ phải mất cả đời mới bù đắp được.

Nuôi con đúng cách bắt đầu bằng việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất cơ bản. Không cần phải là gia đình phải có nhiều tiền, cho con đồ hiệu xa xỉ, mà phải để con cái cảm thấy được yêu thương, quan tâm, để con cái không cảm thấy thua kém một ai đó chỉ vì một cây kem, một con búp bê hoặc một chiếc bánh.

2. “Nuôi con giàu” là sự hỗ trợ, hiểu biết về mặt tinh thần, không ép buộc trong học tập

Mặc dù thế giới ngày càng trở nên thú vị hơn với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và điều kiện vật chất dư dả nhưng thế giới của trẻ em dường như càng lúc càng thu hẹp. Trẻ bị mắc kẹt trong một lớp học với bốn bức tường từ sáng đến tối. Ngày cuối tuần, ở nhà chúng cũng vùi đầu vào ôn luyện hay những lớp học thêm.

Cha mẹ cứ nói đó là vì “tương lai” của con, nhưng đã bao giờ nghĩ đến “hiện tại” của con chưa? Trẻ em không yêu cầu cha mẹ phải làm ông này bà nọ, chúng cũng không quan tâm liệu gia đình có giàu có như phần còn lại của thế giới hay không. Vậy thì tại sao chúng ta lại yêu cầu con phải xuất sắc mọi lúc, mọi môn?

Đứa trẻ là của chúng ta, nhưng nó không phải “vật sở hữu” của chúng ta. “Nuôi con giàu” là sự hỗ trợ, hiểu biết về mặt tinh thần, không ép buộc trong học tập mà là định hướng, động viên, khuyên nhủ.

3. “Nuôi con giàu” là tạo cho con không khí gia đình “giàu” sự ấm áp, cha mẹ lạc quan

Nhà giáo dục Dewey đã từng nói: “Trong sự phát triển của cuộc sống của mỗi người, không có giáo viên nào quan trọng hơn cha mẹ, gia sư tốt nhất là tình cảm vợ chồng”. Một ngôi nhà ấm áp không chỉ nuôi dưỡng thế giới tinh thần của con gái, mà còn làm cho mọi người đều tự tin, lạc quan và yêu đời.

Trên thực tế, mỗi đứa trẻ có tình yêu, là bởi vì chúng được sống trong tình yêu. Từ nhỏ đã chứng kiến tình yêu của cha mẹ, đứa trẻ cũng có thể biết thế nào là tình yêu, học cách yêu thương, dùng năng lượng tích cực của riêng mình để lan tỏa đến tất cả mọi người xung quanh.

Trong những gia đình này, cha mẹ không nuông chiều thành một công chúa, hoàng tử nhỏ yếu đuối, mà là buông tay ra, cho phép con tự do khám phá. Họ khuyến khích con đọc nhiều sách hơn, suy nghĩ nhiều hơn, coi việc học là một điều suốt đời.

Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong sự “giàu có” rất tự tin và có cảm giác an toàn bên trong, không mắc “bệnh ngôi sao” và ít kiêu ngạo, tự phụ. Họ cũng điềm tĩnh, lịch sự và suy nghĩ cởi mở về mọi việc. Họ là những cô gái, chàng trai có trí tuệ cảm xúc cao, có thể đối mặt với chính mình và hiểu được điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Lời nói, hành động và cách trò chuyện mang lại cho người khác cảm giác thoải mái, bình yên.

Theo dõi
Thông báo của
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Optimized by Optimole
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x