Một gia đình người ngoại tỉnh đến thuê nhà tầm chừng nửa tháng nay. Hai vợ chồng và đứa con trai chưa đầy 6 tuổi. Thấy được cuộc sống của họ, tôi không còn vội kết hôn sinh con nữa rồi.
Hai vợ chồng không phải là gốc Hà Nội, thấy những món ăn họ nấu cũng đủ nhận ra rồi: anh chồng là người Nam Định, chị vợ là người Thanh Hóa. Hai người đều đến Hà Nội để thi đại học.
18 tuổi xa nhà học đại học, gặp gỡ và yêu nhau, sau khi tốt nghiệp thì cùng chung sống luôn ở Hà Nội. 20 năm sau thì sinh được một thằng nhóc.
Căn hộ của tôi ngoài tôi ở, còn có 2 gian sinh hoạt chung, một gian tập thể cho thuê 4 đến 6 người ở dưới lầu, lầu trên có 1 phòng và 1 nhà vệ sinh cho 1 người thuê.
Gia đình nhỏ này là người thuê đầu tiên, nói là bị chỗ cho thuê trước cắt hợp đồng. Tôi thấy dù gì cũng là người với người, nên mềm lòng nhường cho họ cái phòng ngủ có nhà vệ sinh, còn tôi ở phòng nhỏ. Còn giảm giá cho họ nữa.
Tôi chấp nhận cho gia đình có trẻ nhỏ thuê phòng, nhưng mẹ tôi lại không an tâm: Lỡ như là một đứa nhỏ nghịch ngợm thì phá phách nhốn nháo không ở được.
Hai vợ chồng có đảm bảo với tôi: Con chúng tôi rất ngoan, em yên tâm. Và rồi gì đến cũng sẽ đến. Tôi đã bị sốc. Đứa nhỏ thực sự rất ngoan.
Chưa đầy 6 tuổi mà mỗi ngày đều đúng 7h thức dậy, ba mẹ thì nấu cơm, còn nó thì ngồi ở bàn ăn vừa đợi đồ ăn sáng vừa tự học ngoại ngữ. Ăn sáng xong thì cùng với ba mẹ tay trong tay 40 phút đi bộ đến trường. Cùng đá bóng, tập bài thể dục, lên lớp nói tiếng anh với những đứa nhỏ người Mỹ.
Chiều tan học về nhà, ba mẹ nấu cơm, đứa nhỏ ngồi ở bàn ăn đọc lại bài học. Đọc toàn là mấy chuyện lịch sử dài ngoằng,… Chữ nào đọc sai, đang nấu cơm nhưng mẹ vẫn nghe được và sửa cho nó.
Buổi tối là thời gian để học Toán, ba kèm đứa nhỏ làm mấy câu số học. Vừa làm bài vừa ăn trái cây, chỉ là ăn trái cây thôi! 9:30 chuẩn bị sách vở vào balo, lên giường đi ngủ.
Đã ở được 2 tuần, những tôi không thấy thằng nhỏ xem tivi, không động đến điện thoại luôn. Và chẳng bao giờ nhắc đến mấy thứ đó. Nó làm tôi thấy hổ thẹn hết sức.
Lại nói về hai vợ chồng. Anh bạn trai hỏi tôi: Chúng ta có nên gửi tiền lại cho hai vợ chồng họ không?
Mỗi ngày đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, bếp núc vệ sinh đều được lau sạch bụi, nấu cơm thì lúc nào cũng nấu nhiều hơn cho chúng ta.
Hai vợ chồng còn nói: Không có gì hết, anh chị không có phiền, tiện tay nấu luôn ấy mà!
Lại còn hỏi chúng tôi: Anh chị thấy tụi em không có thời gian dắt chó đi dạo, không thì sẵn lúc đưa con đi học thì tiện dắt chó đi dạo giúp tụi em luôn.
Anh chồng nói: Thằng nhỏ từ lúc sinh ra tới giờ đều do tụi anh tự đưa đón, chưa bao giờ nhờ người khác. Cô giúp việc thì chỉ nấu cơm, không đón đưa trẻ nhỏ; ông bà già thì lại sợ chiều hư đứa trẻ nên cũng không nhờ vả luôn.
Chị vợ nói: Anh chị sinh con cũng khá trễ, không phải còn độ tuổi 20-30 để mà lo toan sự nghiệp, giờ thì khá là nhiều thời gian để chăm lo cho con. Hai người họ thật sự là rất nhiều thời gian chăm con.
Mẹ thì cảm thấy không tìm được những quyển sách thích hợp, nên đã tự photo mấy bài mà thằng nhỏ cần học thành những quyển tập, ngày ngày đều dạy con cách nhận mặt chữ, học thơ.
Hè mỗi năm, hai người xin phép năm được hơn 20 ngày, dẫn đứa nhỏ đi nước Anh, nước Mỹ tham quan hội trại hè, học hỏi thêm nhiều nền văn hóa, tiện để luyện tiếng anh luôn.
Thằng bé chưa đầy 6 tuổi.
Mới học xong Mầm non, lên lớp 1, giáo trình học cho cả 5 năm tiểu học đã thuộc hết luôn rồi.
Toán thì được ba (giáo sư khoa học vật lí) kèm cặp mỗi ngày.
Tiếng anh thì chuẩn phải biết, lúc nhỏ đi học trường mầm non song ngữ nên đã nắm được căn bản, đi mấy khóa trại hè là tiến bộ vượt bậc.
Phát âm thì chẳng nhận ra được là “người Trung nói tiếng anh”, lúc nào cũng sửa cho tôi: Chị ơi, từ “Lemon” chị đọc không đúng, “ Berry” cũng đọc sai luôn…
Tôi đã sống trong môi trường tiếng anh hơn 10 năm, ba nó luôn nói với nó rằng “Chị sống ở Mỹ lâu lắm rồi, hổng lẽ đọc tiếng anh không chuẩn bằng con”. Thẳng nhỏ liền mở từ điển ra tra, thì ra là tôi đọc sai thật.
Mỗi ngày thằng nhỏ đều có lương nha: Đọc đúng bài văn được 15 tệ, học thuộc thì 30 tệ, giải được 1 câu toán thì được xx tệ. Có được tiền lương thì tự chi tiêu, có thể mua đồ ăn vặt.
Một thằng nhỏ đưa đầy 6 tuổi.
Mặt mũi sáng lạn, tính tình ôn hòa, nói đến mấy câu đạo lí đều hiểu hết. Uống nước làm bị chảy ra sàn thì đều tự lau sạch.
Ở cũng đã hơn 2 tuần mà chưa thấy nó khóc ồn một câu nào.
Hai vợ chồng nói: Anh chị đẻ con khá muộn, lúc nó lên trung học đại học thì anh chị cũng gần nghỉ hưu rồi, không cần biết con sang này học ở trong hay ngoài nước, cả nhà đều sẽ dọn đi theo, cả nhà cùng ở bên nhau, không thể bỏ qua khoảnh khắc trưởng thành nào của con.
Tôi nói: Người sinh con lúc hơn 20 tuổi thì đa phần sẽ không nói được mấy câu như vậy. Tốt nghiệp chứ được vài năm, chưa hoàn toàn hiểu hết được xã hội; nhà cửa sự nghiệp đều phải lao tâm khổ tứ, nếu có thêm đứa nhỏ chắc là không thể sống nổi rồi.
Mấy năm gần đây thấy được nhiều mẫu hình gia đình khác nhau. Dần dần cảm thấy, có con lúc tuổi 40 thì có lẻ tốt hơn.
Hãy cứ vui vẻ phấn đấu, sống hết mình, cảm nhận cả thế giới, con người để từ đó có thể thấu hiểu được sự đáng quý của gia đình.
Kinh tế chắc chắc phải ổn định hơn nhiều so với năm 20 tuổi. Để có thể cho thế hệ sau sự giáo dục tốt hơn.
Càng quan trọng hơn là có thể đồng hành cùng lớp sau trưởng thành.
Nhà có một đứa nhỏ như thế này thì dù lúc trước không có cảm tình với trẻ con đi chăng nữa thì cũng dần dần yêu thích chúng.
Chăm chỉ học tập, 18 tuổi thi vào trường đại học kha khá một chút. Gặp gỡ người cùng năng lực với mình, tốt nghiệp phấn đấu làm việc. Mỗi bước chân mỗi dấu ấn, dần dần nâng cao thực lực kinh tế.
40 tuổi sinh con đẻ cái. Điểm xuất phát của con sẽ càng thêm vững chắc.
Thanh Hieu